Ông Trần Đắc Sinh: "Người ta cảm giác cơ quan quản lý không làm gì"

"Việc xử lý bức tranh tối của thị trường, tái cấu trúc các công ty chứng khoản không thể nôn nóng. Nhưng vì vậy mà người ta có cảm giác cơ quan quản lý không làm gì".

Năm 2012 đã đi qua với một thị trường chứng khoán (TTCK) đầy biến động. Hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) bị nợ khủng, thua lỗ, đổ vỡ; hàng loạt lãnh đạo CTCK bị khởi tố, bị bắt, bỏ trốn; hàng loạt doanh nghiệp (DN) niêm yết làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu chỉ còn vài trăm đồng.

Tuy nhiên theo ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, những gì xảy ra vừa qua trên TTCK không phải là hoàn toàn bi quan. Những ngày đầu năm dương lịch và chuẩn bị đón Tết con rắn, Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán lớn nhất nước này đã chia sẻ những tâm tư tình cảm với bạn đọc qua loạt bài phỏng vấn của Infonet.

Kỳ 1: Thị trường đang tìm về giá trị thực

Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho rằng những gì diễn ra thời gian qua, là dấu hiệu thị trường đang điều chỉnh để trở về với quy mô, giá trị đích thực của nó sau một thời gian dài bị thổi bong bóng. Việc thanh lọc để trở về với quy mô thực tế, sẽ giúp cho thị trường bền vững hơn.

Ông Trần Đắc Sinh:
Ông Trần Đắc Sinh

Thưa ông, năm 2012 đã qua đi với một thị trường được giới đầu tư và chuyên gia tài chính đánh giá là “thê thảm”. Riêng ông đánh giá thế nào?

Ông Trần Đắc Sinh: So với 2011 thì năm 2012 TTCK có những dấu hiệu tốt hơn. Thể hiện ở 2 điểm, đó là giá trị giao dịch và chỉ số chứng khoán.

Đến bây giờ chỉ số VN-Index tăng 13% so với đầu năm 2012, đó là mức tăng khá ấn tượng so với một số Sở trên thế giới. Giá trị giao dịch tuy thấp nhưng cũng đã được 500 - 900 tỷ đồng/ngày, tăng hơn 2011.

Tuy nhiên phải nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề của thị trường năm qua. Thị trường khi suy thoái sẽ bộc lộ những khuyết nhược điểm của nó, và năm 2011 - 2012 đã thể hiện đúng tình trạng này. Đây là thị trường mới, các khung pháp lý, các quy định để vận hành thị trường chưa hoàn hảo. Do đó người ta sẽ lợi dụng những khe hở, những khuyết tật… để làm bậy, đó cũng là điều cũng hiển nhiên.

Khi thị trường bong bóng thì người ta kiếm tiền rất dễ, nhưng đó là thị trường không bền vững. TTCK qua thời kỳ bong bóng thì như con lắc đồng hồ, nó sẽ định vị trở lại, trở về vị trí của nó. Do đó, tình trạng thị trường được cho là ảm đạm như hiện nay là kết quả tất yếu của một thời kỳ người ta đã thổi cho nó phồng to quá sức.

Mặc dù phải có những trả giá nhưng đó cũng là một bài học rất tốt cho những người đang làm công tác quản lý và điều hành thị trường, để qua đó ta rà soát lại những sơ hở, nhằm sửa chữa, hoàn chỉnh và ổn định hơn.

Vì sao một thời chứng khoán tăng trưởng nóng, bong bóng…, mà những nhà quản lý, những nhà chuyên môn như ông vẫn không có động thái cảnh báo, can thiệp? Phải chăng vì khi thị trường tăng nóng như vậy thì các khoản thu của cơ quan quản lý, vận hành thị trường cũng lớn hơn?

Ông Trần Đắc Sinh: Không ai vì khoản thu mà để cho thị trường đi chệch hướng rồi gây ra hậu quả cả. Một nền kinh tế mà tăng trưởng tín dụng bình quân 30%, có khi trên 50%, đến năm mươi mấy phần trăm, có nghĩa vốn đó cho vay quá dễ dãi, thì nó sẽ tạo ra một nền kinh tế ảo.

Nhưng hồi đó dù có cảnh báo, cũng không ai nghe. Một thời ngây ngô ấu trĩ, người ta cứ mua cổ phiếu là có lợi liền. Mua ngày hôm nay thì hôm sau đã thấy có lời. Một công ty mới thành lập là bán ngay được với giá gấp 2, gấp 3 lần, thậm chí gấp 10 lần công ty đó. Nên ai cũng nhào vô và giá cứ thế đẩy lên đến đâu không cần biết. Nghĩ lại thấy ngớ ngẩn.

Nhưng hồi đó nói không ai tin. Tôi lúc đó là người thường xuyên cảnh báo chuyện này, người ta không những không nghe mà thậm chí còn phản ứng rất dữ, mắng mỏ lại mình.

Ngay cả hiện tại, cũng có người không nghe lời cảnh báo. Có người nói với tôi: “Hiện giá cổ phiếu đã quá rẻ”. Tôi nói: Không hề rẻ hoặc chưa chắc rẻ, mà chỉ là xuống rất thấp. Vì giá trị doanh nghiệp xung quanh nó là một đống nợ nần phải gánh, nên ta mua vô là ôm lỗ, gánh nợ. Vậy mà có người vẫn bán tín bán nghi, không tin mình.

 Năm qua hàng loạt CTCK làm ăn thua lỗ, thâm nợ, kể cả lừa đảo gây bức tranh hỗn độn, mờ tối cho thị trường nhưng đến nay vẫn không có một giải pháp gì căn cơ để sắp xếp lại trật tự này. Có phải vì ta bất lực hay có điều tế nhị nào?

Ông Trần Đắc Sinh: Thị trường hiện nay có đến hơn 100 CTCK, là một số lượng quá nhiều so với quy mô thị trường. Tình trạng của các CTCK đúng là có tồi tệ. Giải pháp sắp tới của cơ quan quản lý là tái cấu trúc các CTCK. Với quy mô thị trường hiện nay, chỉ cần 30 CTCK là đủ để hoạt động cung cấp dịch vụ. Có nghĩa sắp tới phải có nhiều CTCK giải thể hoặc sáp nhập. CTCK nào làm ăn tốt sẽ trụ lại được, còn công ty nào làm ăn không tốt phải rời thị trường.

Tuy nhiên tái cấu trúc CTCK là công việc rất khó khăn phức tạp. Bởi vì CTCK dính đến nhà đầu tư, dính đến nợ nần. Không phải muốn giải thể thì làm được ngay, mà phải có cách làm dần dần. Nôn nóng việc này là không được. Vì vậy mà người ta có cảm giác cơ quan quản lý không làm gì.

Còn vấn đề xử lý vi phạm, chất lượng công bố thông tin, thì cũng như đã nói từ đầu là ta đi từ thấp đến cao, đến giờ thì phải làm quyết liệt.

Đương nhiên hình thức xử phạt vẫn chưa đủ “đô”, số tiền xử phạt còn thấp, nhưng nhờ quyết liệt nên tình trạng vi phạm cũng đã được hạn chế nhiều. Vấn đề nộp chậm trễ báo cáo, vấn đề mua bán công khai, vấn đề nội gián, thâu tóm… tất cả các thứ đều được phát hiện và xử lý tương đối tốt.

Những lùm xùm xảy ra ở một số CTCK thời gian qua, về mặt quản lý thì Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có cảnh báo, Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) và Bộ Tài chính cũng đã có các biện pháp xử lý. Tuy nhiên Sở có nhận trách nhiệm gì về mặt hành chính trước UBCK, trách nhiệm gì trước nhà đầu tư?

Ông Trần Đắc Sinh: Nói chung theo luật định thì mình đã làm tròn vai. Nhưng phải nói rằng, những phát hiện không được sâu sắc để mình cảnh báo, can ngăn, hay có ý kiến với cấp trên công ty như thế nào. Vì nó rộng quá mình làm cũng không hết sức. Chứ nếu trong chừng mực luật pháp như hiện nay thì chúng tôi làm không phải không hết trách nhiệm.

Nhưng suy cho cùng, CTCK là thành viên của mình mà mà bị đổ vỡ thì mình cũng có phần trách nhiệm trong đó. Ngoài trách nhiệm trực tiếp, còn có trách nhiệm khác là phải suy nghĩ làm sao tìm giải pháp, hoàn thiện khung pháp lý, để hoàn thiện phương thức quản lý và các công ty quản trị tốt hơn, tránh đổ vỡ.

Có phần nào cả nể nên mới có tình trạng hàng loạt CTCK liên tục vi phạm?

Ông Trần Đắc Sinh: Chúng tôi không cả nể. Vì thị trường này mà cả nể là chết ngay. Nó là tiền, mà lại liên quan đến tiền của số số đông, hàng triệu người. Hàng loạt công ty vi phạm thời gian qua cũng bởi vì mình chưa đủ kinh nghiệm, chưa kiểm soát hết, và cũng thiếu công cụ kiểm soát.

Kỳ 2: Khuyến khích DN yếu kém rút niêm yết

Thảo Nguyên

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.