Ông nông dân miền Tây biến đất hoang hóa thành trang trại bạc tỉ

Nhạy bén, sáng tạo, ông Trần Thọ Hòa ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Ðiều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã biến vùng đất hoang biên giới thành những cánh đồng lúa màu mỡ và một trang trại trồng chanh, nuôi cá cho lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm.

Nhạy bén, sáng tạo, ông Trần Thọ Hòa (Năm Hòa) ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Ðiều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã biến vùng đất hoang biên giới thành những cánh đồng lúa màu mỡ và một trang trại trồng chanh, nuôi cá cho lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm. Ông từng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc.

Kiểm tra lại máy móc vừa được đưa về bảo dưỡng là công việc do đích thân ông Trần Thọ Hòa làm

Trời mới hửng nắng, mồ hôi nhễ nhại, vợ chồng ông Năm Hòa vẫn cố hái kịp những quả chanh tới kỳ thu hoạch để kịp giao khách hàng. Ông Hòa cười nói: “Khách đặt 100kg chanh hái cho kịp giao. Mần ăn phải giữ chữ tín mới lâu dài được!”.

Sở hữu hơn 50ha đất ở vùng biên giới ấp Vĩnh Lợi, vợ chồng ông Năm Hòa hằng năm thu lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng từ 35ha cho thuê, còn lại 10ha làm ruộng và 5ha ông trồng chanh, nuôi cá các loại.

Năm 1980, từ Thanh Hóa ông Hòa theo anh, chị vào miền Nam lúc 17 tuổi. Ðơn vị quân đội của anh, chị ở đâu thì ông ở đó, hết Hòn Ðất, Vĩnh Thuận (Kiên Giang), lại qua Cờ Ðỏ, Ô Môn (TP Cần Thơ). Thời gian sau, ông về công tác ở Nông trường Vĩnh Ðiều A, rồi đi học sửa cơ khí. Sau đó mấy năm, nông trường giải thể, vợ chồng ông được chia 2ha và 300 gốc điều, gầy dựng sự nghiệp trong điều kiện vô cùng khó khăn. Ðất có nhưng chỉ canh tác được một vụ lúa mùa.

Bà Trần Thị Nguyên, vợ ông Năm kể: “Hồi đó điện, đường không có. Ngày làm quần quật, tối về bưng chén cơm ăn mà cát bụi bay đầy chén, những hạt cơm đen xì vì nấu với nước phèn. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn chục năm trời”.

Kênh mương thủy lợi nội đồng chưa có nên chuyện làm lúa ở đây “cực trần ai khoai củ”, chủ yếu dựa vào nước mưa. Nhưng những cái khó vẫn không làm chùn bước được vợ chồng ông. Vùng đất mới trăm cái thiếu, nhiều người tới khai hoang rồi lại bỏ đi bởi chịu không nổi cảnh không đường, không điện, không trường lớp khó khăn tứ bề.

“Ðất không bao giờ phụ người!”. Với suy nghĩ ấy vợ chồng ông Hòa tìm đủ mọi cách để bám trụ lại vùng đất này. Hết đi lái đò, chở thuê dần tích lũy mua máy cày khai hoang, mua thêm đất, lần hồi cuộc sống của ông bà khá dần lên. Từ khi có kênh Nông Trường, làm được 2 vụ lúa, cuộc sống gia đình ông Hòa bắt đầu dễ thở hơn. Ông mua thêm máy cắt làm dịch vụ, bán phân bón, nguồn thu nhập của gia đình ngày càng nâng cao.

Sở hữu 50ha đất, báo cáo điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của ông ghi vậy, nhưng hỏi cụ thể, ông Năm Hòa cười: “Cứ ghi như vậy được rồi, cũng khoảng đó đó”. Ông bảo mình liều lĩnh, trong khi nhiều người khai hoang xong bán đất bỏ đi thì ông lại tích cóp để mua.

Ðến khi điều kiện thuận lợi, thì với diện tích đất đai đó, cùng hướng sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp, kinh tế gia đình ông phất lên. Thế nhưng, ông vẫn giữ một nguyên tắc bất di bất dịch trong làm ăn mua bán: “Có thể lời 10 chỉ lấy 3 thôi, để phần người khác 3-4, cùng tồn tại với nhau mới bền và cũng là cái đức ở đời!”.

Chiều muộn, ông Năm Hòa vẫn mải miết kiểm tra lại từng chiếc máy cắt, máy cày mà thợ mới đưa về. Ông làm dịch vụ theo kiểu “rất khỏe”, bởi ông tin tưởng những người làm công cho ông, cắt ở đâu, ngày nào, diện tích bao nhiêu ông chỉ giao, còn lại những người thợ cùng làm đảm nhiệm tất cả các việc. Và phần lợi nhuận được san sẻ đồng đều.

Tích góp đất sản xuất cho gia đình mình, ông còn khai hoang thêm đất để kéo bạn bè, người thân vào vùng đất này định cư. Người thì ông cho thẳng luôn vài chục công, người thậm chí một vài héc-ta.

Ðiện có, đường nông thôn chưa có, ông kiến nghị chính quyền đầu tư đường. Không ai nghĩ giữa vùng đất miền biên viễn Giang Thành một thời hoang vu nay trở thành một vùng đất giàu sức sống với những cánh đồng lúa phì nhiêu nằm cạnh những con đường bê tông thẳng tắp, những vườn cây ăn trái trĩu quả.

Tuy không sở hữu một diện tích đất quá lớn, không có lợi nhuận kinh doanh “khủng” nhưng ông Hòa trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019 bởi tấm lòng sẵn sàng chia sẻ, dìu dắt những người nông dân cùng nhau tiến lên. Ông Năm Hòa cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát huy ngày càng hiệu quả hơn ruộng đồng quê mình vì ông tin: “Ðất chẳng bao giờ phụ người có lòng. Mình biết tính toán, biết cố gắng thì mọi chuyện rồi sẽ được đền đáp”.

Ép lá cây thành đĩa dùng một lần, xuất đi châu Âu

Ép lá cây thành đĩa dùng một lần, xuất đi châu Âu

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một dự án khởi nghiệp bằng việc ép nhiệt cho những lá cây tra để tạo thành những sản phẩm là những chiếc đĩa xinh đẹp bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan.

Theo baocantho.com.vn

Người trẻ chập chững khởi nghiệp hôm nay sẽ là doanh nhân sau 5, 10 năm nữa

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hôm nay gieo trồng thì tương lai mới có kết quả. Thế hệ doanh nhân sau này bắt nguồn từ chính những người trẻ khởi nghiệp.

Khởi nghiệp với 35 triệu đi vay, 9X đang thu về nửa tỷ/năm

Khởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.

Vợ chồng nghỉ việc giáo viên, nuôi tảo xoắn thu nửa tỷ một năm

Hơn 10 năm tham gia giảng dạy, cặp vợ chồng là giáo viên ở Ninh Bình quyết định xin nghỉ việc để khởi nghiệp với nghề nuôi tảo xoắn, mang lại thu nhập cao.

Cuộc đua chuỗi cà phê ngoại

Các chuỗi cà phê thương hiệu quốc tế đổ bộ cho thấy, thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng.

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.