Ông già điếc 40 năm giữ nghề làm trống bỏi cho mùa Trung thu

Mặc dù đôi tai không thể nghe rõ âm thanh nhưng suốt 40 năm qua, ông Vũ Đắc Dùng (làng Hảo, Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với những tiếng tùng cắc của trống bỏi mỗi dịp Trung thu.

Ông Vũ Đắc Dùng (làng Hảo, xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) là một nghệ nhân đặc biệt nhất trong những hộ làm trống bỏi tại ngôi làng trung thu này. Đôi tai không nghe được gì nhưng ông Dùng vẫn cần mẫn hàng ngày làm nên những chiếc trống bỏi - thứ đồ chơi Trung thu truyền thống đã gắn liền với bao thế hệ trẻ em.

Mặc dù đôi tai bị điếc nhưng ông Dùng cũng đã gắn bó với nghề này hơn 40 năm nay. Chỉ từ những dụng cụ thô sơ, dưới đôi bàn tay thoăn thoắt, người nghệ nhân đã hô biến thành một chiếc trống hoàn thiện âm kêu vang rõ.

Để bù lại cho khiếm khuyết của đôi tai, ông Dùng có cách để thử trống hết sức đặc biệt đó là sử dụng khuỷu tay và thanh gỗ để kiểm tra độ căng của mặt trống. Theo ông Dùng, mặt trống càng căng thì âm thanh sẽ càng rõ và vang nên chỉ cần dựa vào yếu tố này cũng đủ để ông kiểm tra được chất lượng của chiếc trống bỏi mình làm ra.

Đã quen tay suốt 40 năm nay nên ông Dùng không mất nhiều thời gian để hoàn thành một chiếc trống. Theo đó, mỗi chiếc trống qua các công đoạn móc da, căng da, thử trống, dập ghim... ông Dùng chỉ bỏ ra khoảng thời gian 15 phút. Trên thị trường, mỗi chiếc trống bỏi có giá khoảng 10.000 -15.000 đồng.

Ông Dùng chia sẻ, do một sự cố từ ngày còn trẻ nên đôi tai bị điếc từ thời đó. 40 năm gắn bó với nghề làm trống, ông Dùng đã tận mắt chứng kiến từng bước thăng trầm của những món đồ chơi trung thu truyền thống trước làn sóng của đồ chơi ngoại nhập bắt mắt. "Mấy năm trước,bị hàng Trung Quốc cạnh tranh, nhiều hộ dân trong làng bỏlàm trống nhưng vì không nỡ bỏ nên tôi vẫn cứ theo nghề.Thời gian gần đây, khicác thông tin liên quan tới việchàng Trung Quốc có chứa chất độc khiến người tiêu dùng hoang mang, nhiều người đã quyết địnhtìm về với đồ chơi truyền thống" - ông Dùng chia sẻ.

Ông Dùng cho biết thêm, gia đình ông không phải là hộ làm chuyên trống bỏi mà chỉ nhận gia công, hoàn thiện ở các công đoạn cuối. Mỗi ngày, ông Dùng hoàn thành khoảng 50-100 chiếc trống bỏi, nhận công xá chỉ khoảng 2.000 đồng/chiếc.

Đồ nghề làm trống bỏi đơn giản của người nghệ nhân điếc.

Làng Hảo có nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống hàng trăm năm tuổi, được hình thành và phát triển từ những năm 80 – 90 của thế kỷ trước.Tuy nhiên, món đồ chơi làm nên tên tuổi của làng Hảo là những chiếc trống bỏi. Trước kia, làng chủ yếu làm trống, vài năm trở lại đây, người dân còn phát triển thêm một số loại khác như: đèn ông sao, mặt nạ, đầu sư tử, đèn kéo quân… Trong ảnh là công đoạncăn tâm những tấm gỗ cho chính xác, những phần thừa, méo mó sẽ được đẽo bớt đi. Bước này cũng sẽ giúp người tiện có thể làm nhanh, dễ dàng hơn.

Theo chia sẻ của anh Vũ Huy Tự, nguyên liệu quan trọng nhất để làm trống chính là gỗ đề và da trâu. Gỗ đề sau khi mua về được cắt ra thành từng đoạn một, sau đó cho vào máy tiện để tiện thành những hình tròn (thân trống). Da trâu được cạo lớp phôi thật mỏng rồi đem phơi khô. (Trong ảnh: công đoạn tiện và cắt da trâu theo từng kích cỡ).

BàVũ Thị Thoàn - một trong những hộ sản xuất lớn nhất tại làng Hảo chia sẻ: cách đây vài năm, khi đồ chơi ngoại nhập lên ngôi, làng Hảo trở nên trầm buồn khi những sản phẩm làm ra không còn được ưa chuộng. Thời điểm đó, nhiều hộ gia đình đã quyết định từ bỏ nghề này để tìm kiếm một công việc khác tốt hơn, có thu nhập ổn định hơn. Hiện nay, cả làng cũng chỉ còn khoảng 15 hộ vẫn còn trụ lại với nghề, trong đó các công đoạn cũng đã được chuyên môn hóa nhiều hơn so với cách làm nhỏ lẻ trước đây, nếu chỉ tính riêng làm trống bỏi thì chỉ còn 5 hộ gia đình. "So với năm trước thì hộ nhà tôi cũng sản xuất nhiều hơn, tính từ đầu vụ cho đến nay thì nhà tôi cũng đã xuất ra thị trường khoảng 30 vạn sản phẩm đồ chơi các loại. Mỗi năm, nhà tôi lại thay đổi, cải tiến mẫu mã để phù hợp với yêu cầu thị trường" - bà Thoàn chia sẻ.

Ông Vũ Huy Đông (một nghệ nhân đồ chơi) kể: "Gia đình tôi tính đến nay đã gắn bó với nghề 3 đời. Chứng kiến từng giai đoạn hưng thịnh của đồ chơi trung thu. Trước đây, mỗi độ trung thu về là cả làng nhộn nhịp. Nhưng đến bây giờ, đứng trước những áp lực từ thay đổi của xã hội nên giờ cũng không còn nhiều nhà làm như xưa. Vì yêu nghề nên chúng tôi vẫn cố giữ và truyền lại nghề cho con cháu. Ngoài mặt hàng đồ chơi chính là trống bỏi thì nhà tôi còn làm thêm mặt nạ giấy bồi các loại".

Ông Lưu Đình Tuấn - Trưởng ban văn hóa xã Liêu Xá cho biết thêm: "Xã luôn nhấn mạnh các hộ làm nghề luôn phải cố gắng giữ được tính gia truyền của một làng nghề làm đồ trung thu cổ. Trong quá trình sản xuất, nếu thiếu vốn thì chính quyền xã sẽ đề xuất địa phương tìm kiếm nguồn kinh phí ưu đãi nhất để các hộ vay, yên tâm sản xuất các mặt hàng đồ chơi trung thu chất lượng".

Đứng trước những đòi hỏi từ nền kinh tế thị trường, không ít các làng nghề truyền thống giàu bản sắc đã dần mai một. Nhưng ở ngôi làng trăm tuổi này, những tiếng tùng cắc của trống bỏi vẫn vang lên quanh năm bởi đôi bàn tay của những người nghệ nhân yêu và giữ nghề. Rồi đây, khi xu hướng tìm về những giá trị văn hóa cổ xưa đang được phát triển, làng Hảo sẽ là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị, nhất là đối với trẻ em.

Huy Phạm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !