Ông chủ ô tô Vinaxuki: Chúng tôi đang khó khăn quá!

Cả nhà máy ô tô Xuân Kiên, từng náo nhiệt một thời, nay lặng như tờ. Bên ngoài, những khóm hoa, cỏ dại đang mọc lên um tùm; bên trong, những khung xe ô tô chất đống và bắt đầu gỉ sét.

Số phận Vinaxuki

Ông Bùi Ngọc Huyên chậm rãi bước những bước nhỏ nặng nề. Trước mặt người đàn ông 73 tuổi, tóc bạc trắng là cả khu nhà xưởng ô tô rộng lớn, im lìm. Cả nhà máy ô tô Xuân Kiên, ngụ tại địa phận tỉnh Vĩnh Phúc từng náo nhiệt một thời, nay lặng như tờ. Bên ngoài, những khóm hoa, cỏ dại đang mọc lên um tùm; bên trong, những khung xe ô tô chất đống và bắt đầu gỉ sét. Từ xa, thi thoảng mới vang lại tiếng động của những phụ tùng ô tô va vào nhau khi được vài người công nhân ít ỏi cuối cùng xếp lại. Khẽ thở dài, ông nói: “Tất cả còn nguyên đây, mà chúng tôi đang khó khăn quá”.

Năm 2004, Vinaxuki Xuân Kiên của ông Kiên được cấp phép. Nhiều người, trong đó có ông, từng hy vọng rằng, những doanh nghiệp tư nhân này sẽ đặt lại những viên đá tảng đầu tiên cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, khi thị trường vẫn do các nhà lắp ráp Nhật Bản thống trị. Mọi chuyện tương đối thuận lợi đối với doanh nhân từng là tài xế xe tải nhiều năm trong chiến trường khu B.

Đến giai đoạn 2009-2012 ông Kiên đã hiện đại hóa nhà máy và xây dựng thêm nhà máy xe tải ở Thanh Hóa. Xưởng rập làm khuôn, hệ thống cắt laser, bể sơn, và nhiều thiết bị khác của Vinaxuki được ông mô tả là “hiện đại nhất Việt Nam”. Lúc đó, ông đang hướng đến tỷ lệ nội địa hóa 55%, một mức kỷ lục mà không một nhà lắp ráp ô tô nào ở Việt Nam có được. Nhiều xe tải của Vinaxuki đã được thị trường chấp nhận.

Ông chủ ô tô Vinaxuki: Chúng tôi đang khó khăn quá! - ảnh 1

Hàng loạt máy nông nghiệp như máy canh tác, máy chế biến, thiết bị bảo quản... sản phẩm trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu thị trường, còn lại là máy nhập khẩu.

Nhưng, cuộc đời không đẹp như mơ. Cách quản trị theo kiểu gia đình, chính sách công nghiệp và thuế má ít thân thiện, đặc biệt là cuộc “khủng hoảng” lãi suất ngân hàng vừa qua đã đè bẹp giấc mơ của ông Kiên. Dù có tới 12 văn bản của Chính phủ yêu cầu các bên “hỗ trợ”, nhưng không ai giúp được ông. Nhà máy từng một thời đầy ắp người, nhộn nhịp xe vào ra, nay trống trơn.

Số phận của Vinaxuki có vẻ đang trở thành định mệnh chung của ngành công nghiệp ô tô 20 năm tuổi của Việt Nam. Người ta lo ngại rằng, các nhà lắp ráp tên tuổi nước ngoài sẽ nhập khẩu xe về thị trường này khi mức thuế nhập khẩu xe từ ASEAN giảm về 0% vào năm 2018. Tỷ lệ nội địa hóa xe con mới chỉ dưới 10% đến nay, trong khi mục tiêu đặt ra là 60% vào năm 2010. Rốt cuộc, cái gọi là ngành sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ biến mất. Tiên đoán này nghe có vẻ có cơ sở khi lượng tiêu thụ xe nhập khẩu ngày càng tăng, và chính sách thuế má tiếp tục hạn chế thị trường. 

Số phận giấc mơ công nghiệp hóa

Vinaxuki, hay ngành công nghiệp ô tô thực ra chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện chính sách công nghiệp hóa mà Việt Nam theo đuổi, theo các nhà kinh tế. Hàng loạt nhà máy quốc doanh từng là biểu tượng công nghiệp ở miền Bắc đã hoàn toàn biến mất như Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Dệt 8-3, hay Nhà máy Ô tô 3-2, các doanh nghiệp bất động sản. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói một cách xót xa: “Thời bao cấp chúng ta còn có rất nhiều nhà máy cơ khí, làm nhiều việc lớn. Bây giờ tất cả các nơi đó biến thành khu đô thị. Sản xuất nền tảng của đất nước ngày càng mất đi”.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói một cách xót xa: “Thời bao cấp chúng ta còn có rất nhiều nhà máy cơ khí, làm nhiều việc lớn. Bây giờ tất cả các nơi đó biến thành khu đô thị. Sản xuất nền tảng của đất nước ngày càng mất đi”.

Ngành công nghiệp cơ bản là cơ khí, chế tạo từng xuất hiện và phát triển ở miền Bắc trong thời kỳ bao cấp và chiến tranh, thật đáng tiếc, lại ngày càng thui chột đi ngày nay.

Theo ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dù có chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia từ năm 2002, nhưng giá trị của toàn ngành cơ khí trong nước mới đạt hơn 263.000 tỉ đồng, đáp ứng được hơn 31% nhu cầu, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu là phải đáp ứng được 40-50% nhu cầu trong nước. Giá trị nhập khẩu của ngành cơ khí đã tăng từ mức 8,7 tỉ đô la Mỹ năm 2006 lên 26,5 tỉ đô la Mỹ năm 2014.

Theo một báo cáo của Bộ Công Thương mà ông Bá trích dẫn trong một tài liệu nghiên cứu gần đây với hàng loạt máy nông nghiệp như máy canh tác, máy chế biến, thiết bị bảo quản... sản phẩm trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu thị trường, còn lại là máy nhập khẩu. Người Việt Nam cũng chưa thiết kế, chế tạo được hoàn chỉnh các loại máy có độ phức tạp cao, như máy xúc, máy ủi, máy đào, máy san, xe lu, máy rải thảm bê tông nhựa, toa xe lửa...

Hệ lụy của tình trạng này là cực lớn. Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án xi măng, 16/27 dự án nhiệt điện, và rất nhiều dự án giao thông. Một cách bất lực, ông nói: “Người Trung Quốc đã thắng thầu hầu hết các dự án công nghiệp ở Việt Nam”. Hiệp hội này từng gửi nhiều báo cáo lên các cấp có thẩm quyền về tình trạng này, nhưng khó mà đảo ngược tình thế khi ngành cơ khí nội địa đã teo tóp đến vậy.

Ông chủ ô tô Vinaxuki: Chúng tôi đang khó khăn quá! - ảnh 2

Một đại diện của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama nói trên một tờ báo gần đây: “Ở ta, vật liệu cơ bản không sản xuất được. Chúng tôi làm tổng thầu EPC nhiều công trình thì hầu hết đều phải nhập khẩu gần như 100% vật liệu”. Ông nói: “Kể cả những máy móc nói là của Việt Nam như thiết bị nâng, cẩu trục Quang Trung, bơm Hải Dương, máy biến áp điện... thì vật liệu cũng đều là nhập khẩu cả. Chính vì phụ thuộc nhập khẩu, giá thành cao quá, nhiều doanh nghiệp trong nước không chen chân nổi trong đấu thầu”.

Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với trung bình thế giới, theo một nghiên cứu của ông Bá được dựa trên báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo báo cáo này, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thế hệ 1950-1960; 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang; tính chung, thiết bị hiện đại 10%, trung bình là 38%, lạc hậu và rất lạc hậu là 52%; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao chỉ 2% so với 31% của Thái Lan; 51% của Malaysia và 73% của Singapore.

Nhìn thẳng vào sự thật

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái, giấc mơ công nghiệp hóa đất nước của người Việt Nam được khởi nguồn trong các văn kiện Đảng từ những năm 1960, và được đặc biệt nhấn mạnh tại Đại hội X (4-2006): “Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Đến nay, mong ước phát triển công nghiệp lại được nhắc lại trong dự thảo văn kiện Đại hội XII. Tại trang 23 của dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu phương hướng và nhiệm vụ về phát triển công nghiệp: “... phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hóa chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hóa. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động...”.

Là người từng góp ý cho nhiều văn kiện trước đây, ông Thái cho rằng “mục tiêu như vậy là quá tràn lan, quá rộng, chẳng còn gì là ngành ưu tiên nữa”. “Nhưng trên tất cả, chúng ta đã ưa dùng những mỹ từ mà không nhìn thẳng vào sự thật”, ông Thái nói.

Dù sao, ông Bùi Ngọc Huyên vẫn nuôi hy vọng của riêng mình. “Tôi sẽ làm đến hơi thở cuối cùng”, ông nói, nhấp một ngụm trà trong khu văn phòng vắng lặng. Lời nói của ông vẫn còn đầy nhiệt huyết, nhưng ánh mắt của ông, một người đã 73 tuổi, thì không. Thật đáng buồn.

Nguồn: thesaigontimes.vn

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.