Ông chủ đặc biệt của trang trại mang tên Độc nhất một

Bị liệt tủy sống trong một tai nạn cách đây gần 15 năm, nhưng với nghị lực sống phi thường người thanh niên khuyết tật ấy giờ đây đã trở thành giám đốc và là ông chủ trang trại mang tên Độc nhất một.
Ông chủ đặc biệt của trang trại mang tên Độc nhất một - ảnh 1

Trang trại Độc nhất một nằm tọa lạc trên một diện tích đất rộng gần 2.000m2

Nằm giữa những cánh đồng mía bạt ngàn là con đường đất nhỏ dẫn đến trang trại đặc biệt mang tên Độc nhất một. Chủ nhân của trang trại có tên độc đáo đó là anh Nguyễn Mạnh Cường (SN 1982) xóm Trường Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa - một thanh niên nằm liệt giường 15 năm nay.

Tiếp chúng tôi tại nơi làm việc đồng thời cũng là nơi sinh hoạt hàng ngày của mình, ông chủ trang trại hóm hỉnh: “Nhiều lần khách tìm đến tận trang trại để mua giống nhưng vì đường vào trang trại quanh co họ tỏ ý giận lắm vì mình không ra đón. Đến khi vào đến nơi họ mới biết mình bị như thế này”. Trong câu chuyện về mình, từ cách nói chuyện đến suy nghĩ của anh đều khiến chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng khác.

Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi nhờ cắm hai sổ lương hưu của bố mẹ để vay vốn ngân hàng cộng thêm ít tiền vay mượn được từ bạn bè. Năm 2009 anh mua 2 đôi nhím, 4 đôi lợn rừng về gây giống. Đến nay, ngoài diện tích 1.400m2 đất gia đình, anh mướn thêm 200m2 đất để chăn nuôi đủ các loại “đặc sản” từ lợn rừng, sâu rồng, nhím, rùa, chồn nhung đen. Việc chọn mua con giống cũng như giao dịch buôn bán đều do anh thực hiện qua mạng internet còn bố mẹ thay anh giám sát trực tiếp công việc chăn nuôi của mình.

Chia sẻ về bước đầu lập nghiệp, anh Cường cho biết: “Song song với việc nhân giống, tôi cũng mua về bán cho người dân có nhu cầu. Nhờ thế mà vốn được quay vòng liên tục”.

Ông chủ đặc biệt của trang trại mang tên Độc nhất một - ảnh 2

Anh Nguyễn Mạnh Cường trò chuyện cùng tác giả

Năm 2012 nhận thấy nhu cầu về tranh đá quý, Cường kết hợp với Lê Thị Dung, người bạn bị liệt hai chân mà anh quen qua cộng đồng mạng cùng mở công ty THHH đầu tư phát triển Tâm Ngọc chuyên về tranh đá quý giải quyết việc làm cho những người khuyết tật trong vùng. Vốn có nghề thiết kế đồ họa trong tay Dung lặn lội lên tận Yên Bái học cách làm tranh đá quý rồi về truyền cho thợ. Thời gian cao điểm, quy mô trang trại và công ty Tâm Ngọc đã giúp giải quyết được gần 30 lao động phần lớn là những người khuyết tật.

Tích góp được ít vốn trong tay Cường mở thêm trang trại sâu trong Đắc Lắc để cung ứng cho thị trường khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh đó anh mua 50 ha đất trên Lạng Sơn để chuẩn bị cho kế hoạch trồng cây dược liệu sau này.

Chia sẻ về chiến lược kinh doanh của mình anh cho biết: “Các con vật tôi kinh doanh không cố định lâu dài mà chỉ trong tầm nhìn từ 4 đến 5 năm là chuyển hướng để phù hợp với thị trường. Trong tương lai tôi tính chuyển sang mô hình kinh doanh cây dược liệu để xuất sang thị trường Trung Quốc”.

Ông chủ đặc biệt của trang trại mang tên Độc nhất một - ảnh 3

Mọi giao dịch mua bán đều được anh thực hiện qua mạng internet

Ông chủ đặc biệt của trang trại mang tên Độc nhất một - ảnh 4

Thành lập từ năm 2012, công ty TNHH đầu tư phát triển Tâm Ngọc nhận được nhiều bằng khen của tỉnh

Có được thành quả như ngày hôm nay ít ai biết được rằng anh đã từng mất 7 năm để luyện tập cũng như kiên trì thuyết phục bố mẹ tin vào chiến lược kinh doanh của mình. Biết bao lần anh cắn răng luyện viết chữ, bắt mình không được gục ngã trong khó khăn của cả gia đình.

Đó là năm 1999, khi người em trai kém Cường 2 tuổi mãi mãi ra đi vì một tai nạn. Nỗi đau chưa nguôi ngoai trong gia đình nhỏ thì năm 2002, khi đang là sinh viên năm hai trường Đại học dân lập Hải Phòng anh bị tai nạn giao thông và bị liệt tủy sống. Một năm sau đó, mẹ anh cũng bị chấn thương sọ não.

Tài sản gia đình khánh kiệt khi mẹ nằm viện, bản thân anh nằm liệt một chỗ, gánh nặng gia đình đều đổ lên cha. Nhìn bóng cha lầm lũi tảo tần chăm sóc gia đình đã thôi thúc anh muốn làm một việc gì đó để đỡ đần cha mẹ.

Hàng ngày, ngoài việc tập thể dục để ngăn cho cơ thể không bị hoại tử anh còn luyện tập cho hai ngón tay còn lại duy nhất trên cơ thể phải biết nghe lời của mình. Rồi anh tham gia vào các cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý”, “Làm giàu không khó” do địa phương phát động, cuộc thi viết kịch bản truyền thanh trên Đài tiếng nói Việt Nam...

Với mỗi kịch bản được dựng anh nhận được nhuận bút 400.000 đồng. Chỉ trong 1 năm 2007 tất cả số tiền Cường nhận được từ các cuộc thi anh mua cho mình chiếc máy vi tính rồi bắt đầu manh nha ý nghĩ kiếm sống, làm giàu bằng chiếc máy tính này.

Ước mơ thay đổi số phận đã không ngừng thôi thúc anh cố gắng và cho đến nay khi đã là giám đốc một công ty do mình sáng lập anh vẫn luôn tự trau dồi cho mình vốn ngoại ngữ để tìm đọc những tài liệu về cây con giống mình đang nuôi trồng. Bởi với anh con đường học vấn không bao giờ có điểm cuối cùng.

Chia sẻ về tấm gương vượt khó điển hình tại quê hương, ông Nguyễn Văn Nga – trưởng xóm Trường Sơn cho biết: ATrường hợp của anh Nguyễn Mạnh Cường là một trong những trường hợp điển hình không những vượt lên số phận, làm giàu cho bản thân mình anh còn góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động tại địa phương trong số đó có những người khuyết tật.

Lại Hà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !