Ở đâu có người Việt, ở đó có Tết

Mấy năm gần đây cứ đến ngày giáp Tết là truyền thông, mạng xã hội trong nước lại “dậy sóng” chuyện bỏ hay giữ Tết ta. Bên nào cũng có lý lẽ thuyết phục cho ý kiến của mình.

Bà Ngọc Lan- một Việt kiều sinh sống tại quận Cam, California (Mỹ) – đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về cái Tết cổ truyền của dân tộc, cũng như việc đón Tết của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Theo bà Ngọc Lan, ở Mỹ, Tết không phải là một ngày lễ chính thức, vì vậy nếu Tết rơi vào ngày trong tuần thì cộng đồng người Việt vẫn đi làm bình thường như bao ngày khác, và Tết chỉ thật sự diễn ra vào cuối tuần đó. Nhưng không vì thế mà ngày Tết trở nên nhạt nhòa trong cộng đồng người Việt.

“Hơn mười năm nay, tôi thấy người Việt ở quận Cam càng ngày càng ăn Tết lớn hơn. Tết bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng Chạp khi chợ hoa Tết ở Phước Lộc Thọ khai trương, và kéo dài cho tới giữa tháng Giêng.

Ngoài hoa Tết ở Phước Lộc Thọ, càng ngày càng có nhiều chợ hoa Tết ở các khu thương mại Việt Nam khác, và càng ngày càng lớn hơn, nhiều loại hoa hơn”, bà Ngọc Lan cho biết.

Ở đâu có người Việt, ở đó có Tết - ảnh 1

Xem diễn hành Tết ở Little Saigon.

Tại đây, chợ hoa không chỉ có hoa mà còn bày bán đủ loại trái cây để mọi người bày mâm ngũ quả. Cứ đến cuối tuần, người người chen chân mua bán, chỉ cần đi trễ một chút là không tìm được chỗ đậu xe.

Người Việt nơi đây thích cái cảm giác đi chợ Tết ở khu chợ ABC ngày giáp Tết, bởi không khí ở khu chợ này giống như chợ An Đông ở thành phố Hồ Chí Minh. Các gian hàng rộn ràng tiếng người mua người bán chào mời, trả giá ồn ào cả một góc đường.

“Thích nhất là khi có người hỏi sao mình mua được cành đào, chậu hoa đẹp quá, mua ở đâu, giá bao nhiêu. Không quen mà cứ như quen lâu lắm rồi”, bà Ngọc Lan chia sẻ.

“Đêm Giao thừa là thời khắc mà tôi yêu thích nhất. Hồi ở Việt Nam chúng tôi hay đi lễ chùa đêm Giao thừa, nhưng chưa bao giờ thấy có văn nghệ ở chùa. Qua đây thì đêm Giao thừa ở các chùa lớn đều có chương trình văn nghệ được truyền hình trực tiếp từ 10 giờ đêm, người đi viếng chùa cũng rất đông. Các bác lớn tuổi thì đi viếng chùa từ chiều tối, hoặc chờ sáng mùng Một, còn lúc Giao thừa toàn các bạn trẻ, vừa đi chùa xin lộc, vừa để được tha hồ đốt pháo”.

Với nhiều người, được nghe tiếng pháo, được ngửi mùi thuốc pháo, cảm giác giống như được sống lại kỷ niệm của những ngày xưa cũ. Nhưng pháo ở đây không phải muốn đốt ở đâu, đốt khi nào cũng được. Chỉ vài thành phố có nhiều người Việt mới được đốt pháo, và chỉ được đốt ở các khu thương mại vào ngày 30 và mùng Một Tết, và không được đốt ở khu dân cư.

Ở đâu có người Việt, ở đó có Tết - ảnh 2

Đốt pháo, múa lân ở ngoài trời.

“Đêm Giao thừa, bà con cũng bày bánh mứt, hoa quả ra sân cúng tiễn năm cũ, mừng năm mới sang, ngó sang nhà hàng xóm người Việt bên kia đường cũng bày bàn ra cúng, trong nhà rộn ràng tiếng nhạc xuân, cảm giác như ở Việt Nam. Một chút lưu luyến, một chút hân hoan, một cảm giác chỉ có vào thời khắc Giao thừa”.

Mùng một Tết, dù là ngày thường hay ngày cuối tuần, các chùa đều đông nghẹt người đến lễ Phật và xin lộc đầu năm, bởi vì có nhiều người luôn dành một ngày phép để nghỉ vào ngày mùng Một. Tại các ngôi chùa ở Mỹ, người đến chùa đều được các sư ban cho một trái quýt, hay một cành mai rừng nhỏ, một bao lì xì với những lời chúc tốt lành. Tuyệt đối không có cảnh chen lấn, giành giựt lộc chùa.

Nói về hội hè vào dịp Tết thì ở đây rất nhiều. Hội chợ Tết của sinh viên Việt Nam là hội chợ Tết lớn nhất của người Việt ở Mỹ, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia. Các em sinh viên là những thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba tại Mỹ nhưng vẫn rất có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Đến hội chợ của sinh viên, khách thăm quan sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như thả thơ, đối chữ, cờ tướng, cà kheo… Các sinh viên người Việt còn tái hiện mô hình làng quê, mô hình biểu tượng ba miền Bắc – Trung -Nam theo từng chủ đề khác nhau.

Còn hội chợ thì tất nhiên không thể thiếu các cuộc thi truyền thống như gói bánh chưng, bánh tét, thi áo dài, thi hát, thi hoa hậu. Hàng trăm học sinh – sinh viên, tất cả đều là tình nguyện không có thù lao, từ nhiều trường học cấp 2-3, đại học cùng chung tay chuẩn bị từ vài tháng trước đó. Từ xin bảo trợ, xin phép thành phố, tổ chức gian hàng, thuê cảnh sát bảo đảm an ninh, giữ gìn vệ sinh… cho ba ngày hội chợ cho hàng trăm ngàn khách tham quan. Năm nào cũng thu về hàng trăm ngàn đô la để đóng góp lại cho các hoạt động của cộng đồng.

Ở đâu có người Việt, ở đó có Tết - ảnh 3

Chợ Tết ở Little Saigon.

Một hoạt động thu hút sự chú ý của nhiều người trong dịp Tết là diễu hành Tết ở đường Bolsa. Cuộc diễu hành luôn thu hút hàng ngàn người đến xem, và được truyền hình trực tiếp cho hàng triệu người Việt hải ngoại thưởng thức.

“Buổi sáng mùa xuân lạnh lạnh, thở ra khói mà nhìn các em nhỏ múa hát, diễu hành trong tà áo dài mỏng manh mà thấy thương ơi là thương. Nhưng rồi tiếng trống lân, các màn biểu diễn nghệ thuật sẽ cho bạn cảm giác hưng phấn, rộn ràng quên cả cái lạnh của một sớm mùa Xuân”.

Tết ở quận Cam như vậy, còn Tết ở những nơi có ít người Việt sinh sống cũng đêu có các lễ hội được tổ chức. Bà con xa quê thường nói với nhau: Ở đâu có người Việt ở đó có Tết.

“Trở lại với tranh luận ban đầu, nên bỏ hay giữ Tết? Với tôi, bỏ hay giữ Tết không còn là một điều cần tranh luận nữa. Điều cần tranh luận ở đây là các bạn sẽ ăn Tết như thế nào? Riêng tôi rất hài lòng với những cái Tết cuối tuần ở đây. Không ảnh hưởng đến việc làm, không ăn chơi dây dưa, mà vẫn giữ được hồn Tết,” bà Ngọc Lan nói.

Với một đất nước không coi ngày Tết là ngày lễ chung, nhưng Tết vẫn cứ diễn ra, vẫn cứ tiếp diễn ngày càng lớn hơn. Vì Tết không chỉ là một sự kiện xã hội, mà nó là một nét văn hóa, một tập quán rất đặt biệt. Tết là những hoài niệm đẹp đẽ, là cảm giác sum vầy, là niềm hân hoan hy vọng.

Nguyễn Tuân

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !