Nuông chiều con thái quá, cha mẹ biến thành "giúp việc" để con dựa dẫm, sai vặt

Con trai đã học lớp 1 nhưng chưa biết tự lập, tất cả mọi việc dù nhỏ nhất cũng đều gọi "mẹ ơi..." khiến chị Nguyễn Minh Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lắm lúc "điên đầu".

Việc bao bọc con một cách thái quá là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh mắc phải. Nguyên nhân một mặt là do đa phần các nhà chỉ sinh 1-2 con nên con cái trở thành "cậu ấm, cô chiêu" ngay khi còn rất nhỏ. Mặt khác, nhiều người thường xót con, không muốn cho con làm bất cứ việc gì, sợ con tổn thương...

Thế nên, hệ lụy là có những đứa trẻ đã đi học tiểu học nhưng mọi nhu cầu đều do bố mẹ làm thay.

“Mẹ ơi con đói”

“Mẹ ơi con muốn uống nước”

“Mẹ ơi đồ chơi của con đâu?”

“Mẹ ơi khi nào bố mới về mua gà rán cho con”

“Mẹ ơi mở chiếc hộp này làm sao?”

Chị Nguyễn Minh Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi biết con chưa tự lập nhưng đợt con nghỉ học dài ngày gần đây, tôi mới thấm thía và có lúc phát cáu vì những đòi hỏi liên tục của con".

"Từ 'mẹ ơi' luôn thường trực trên miệng của con trai tôi, trung bình cứ 5 phút con lại gọi 'mẹ ơi' một lần. Tôi làm kế toán nhưng công ty thấu hiểu được khó khăn của phụ huynh trong khi cả nước cho học sinh nghỉ học nên tôi được làm online ở nhà để trông con”.

Theo lời chị Hương, dù làm ở nhà nhưng chị vẫn phải hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc, thậm chí còn phải làm tốt hơn để các sếp không thất vọng. Thế nhưng, chị Hương không thể tập trung làm việc được vì cậu con trai lớp 1 liên tục nhờ mẹ giúp đỡ, từ việc nhỏ tới việc lớn.

Mẹ bất lực vì trở thành bảo mẫu tại nhà của con (ảnh minh họa)

“Đó là chưa kể, con trai tôi không có chính kiến, bất cứ điều gì cũng phải hỏi bố mẹ cộng với áp lực công việc khiến tôi thấy khá phiền toái.

Bài nào con cũng 'mẹ ơi, câu này đúng chưa'; 'mẹ ơi bài này làm thế nào'; 'còn phải làm bài này à mẹ?'; 'con ăn cái kia nhé...' Ngay cả việc mặc quần áo thằng bé cũng hỏi mẹ vì 1 tủ quần áo nhưng... không biết mặc bộ nào", chị Hương tâm sự.

Chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh (Học viện Quản lý giáo dục) cho rằng: “Vị phụ huynh trên đã tự biến mình thành bảo mẫu cho con vì nuông chiều và không dạy con tự lập từ sớm và bao bọc con quá.

Một học sinh lớp 1 hoàn toàn có khả năng tự lấy nước uống, tự tìm đồ chơi. Thậm chí, nếu cha mẹ giáo dục những kỹ năng sớm con còn có thể tự phục vụ mọi nhu cầu của bản thân từ ăn uống, tắm táp, phơi đồ, dọn phòng của bản thân…”.

Theo chuyên gia Huỳnh Tiến Minh, bố mẹ đừng quá bao bọc và phục vụ mọi nhu cầu của con. Khi ấy, chúng ta sẽ vô tình biến đứa trẻ thành người lười biếng, thiếu kỹ năng sống và khi không có bố mẹ con sẽ không làm được gì, mọi thứ đều phụ thuộc vào người lớn.

Một nhu cầu đơn giản là đói phải ăn, khát phải biết tìm nước uống. Tại sao bố mẹ lại chiều chuộng con đến mức lớp 1 rồi mà việc uống nước cũng cần phải mẹ?

“Tôi thấy rất nhiều phụ huynh, nhất là phụ huynh ở các thành phố lớn có thói quen luôn luôn phục vụ mọi sở thích, mọi nhu cầu của con và người lớn thành thủ phạm tạo nên sức ì của đứa trẻ.

Ngay hôm nay, phụ huynh hãy dạy con mình làm những việc đơn giản, tùy theo sức và theo độ tuổi nhưng nhất định không được làm mọi thứ cho con, nó sẽ là thói quen giết chết sự nhanh nhẹn, phản ứng nhạy bén của con với cuộc sống. Và quan trọng là liệu bố mẹ bao bọc được con cả đời, có phục vụ được con cả đời được không?”.

Hoàng Thanh

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !