Nữ sinh VN với cú đúp HCV: "Đổi mới giáo dục phải mạo hiểm một chút"

Nguyễn Phương Thảo cho rằng hào quang nào rồi cũng sẽ qua đi, tấm huy chương cũng chỉ là một danh hiệu.

Nữ sinh Nguyễn Phương Thảo

Không chỉ giành được huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm 2018, Nguyễn Phương Thảo còn tạo thêm điểm nhấn: Có tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh tham dự và được tôn vinh là "người chiến thắng cuộc thi" (the first winer).

Hãy cùng VietNamNet ngồi lại với cô gái hiện là sinh viên Hệ cử nhân tài năng Sinh học K63 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội:

Chào Thảo, đến hôm nay, dư âm của tấm huy chương Vàng trên “đỉnh” thế giới còn nhiều với em không?

- Tấm huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế là điều tuyệt vời và sẽ đi theo em suốt cuộc đời. Tuy nhiên, hào quang rồi cũng sẽ qua, em nghĩ tấm huy chương rồi nó cũng chỉ là một danh hiệu mà thôi, điều quan trọng hơn là mình đóng góp và phát triển được gì thêm sau đó.

Hiện em đang tư vấn cho một số em học sinh đang và muốn theo đuổi vào đội tuyển học sinh giỏi Sinh học hay muốn tìm hiểu sâu về bộ môn này.

Em muốn chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được, dù ít ỏi, để phần nào giúp đỡ các bạn. Nếu không được về mặt học thuật thì với kinh nghiệm về tâm lý từ những cuộc thi tầm quốc tế, em hy vọng giúp các bạn có tâm thế sẵn sàng và tự tin hơn.

Thảo có biết rằng kết quả "chiến thắng tuyệt đối" của mình góp phần tạo nên một trong số các sự kiện tiêu biểu của ngành giáo dục nước nhà trong năm 2018?

- Em rất vui khi nỗ lực của mình cùng tất cả các thành viên của các đội tuyển Olympic quốc tế đã tạo nên một dấu ấn và là một trong những sự kiện tiêu biểu của ngành giáo dục năm qua. Em mong điều này sẽ truyền được cảm hứng cho các bạn trẻ khác để có thể tiếp tục và tạo nên những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Ngoài kết quả về học thuật, phải nói rằng năm nay là một năm “vàng” đối với bản thân em. Bởi em cũng tham gia đóng góp vào các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện vì cộng đồng. Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên em thực hiện vai trò một giáo viên, dạy học sinh THPT chuẩn bị tham dự kỳ thi Olympic.

Em cũng tham gia việc lên ý tưởng xây dựng một trang web về Sinh học cho các bạn trẻ yêu thích bộ môn này trên toàn thế giới, qua đó lan rộng tình cảm với môn học này tới nhiều người hơn.

Có điều gì khiến Thảo tiếc nuối vì chưa thực hiện được trong năm 2018 không?

- Có lẽ đó là việc em chưa đi học đàn piano được. Em có dự định học đàn từ rất lâu rồi, song rất tiếc là trong năm nay thời gian phải ưu tiên cho việc ôn luyện và thi Olympic. Trong năm 2019, em sẽ hiện thực hóa dự định này.


Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, môn Sinh học sẽ không còn riêng biệt, độc lập mà sẽ là một phần trong môn học mới là Khoa học tự nhiên. Là “dân Sinh học”, em có cảm thấy tiếc nuối?

- Có chứ ạ, vì cái tên Sinh học đã gắn bó và gần gũi với em từ rất lâu rồi.

Nhưng em nghĩ, Sinh học hay Khoa học tự nhiên thì cũng chỉ là việc thay đổi một tên gọi, quan trọng là nội dung kiến thức học sinh được học như thế nào.

Theo em, bản chất của môn Sinh học đã là một ngành khoa học liên ngành. Và nếu muốn học tốt kiến thức Sinh học thì vẫn cần phải học tốt các kiến thức liên ngành khác nữa, chứ không thể kiến thức một môn là đủ. Những gì có thể tốt hơn thì cũng nên thử nghiệm và đã muốn hội nhập và theo xu hướng thế giới thì phải chấp nhận điều đó, chỉ là nên điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Về đổi mới giáo dục nói chung, em nghĩ phải dám chấp nhận mạo hiểm một chút. Như việc thi cử, nếu không thay đổi thì sẽ hơi khó để có thể tìm được những lứa học sinh tốt hơn hiện tại và tạo ra những con người tích cực hơn.

Nữ sinh VN với cú đúp HCV: 'Đổi mới giáo dục phải mạo hiểm một chút'
Biết và quan sát Thảo qua 2 năm, thấy em không chỉ đột phá trong kết quả học tập mà còn lột xác ở ngoại hình. Điều gì đã làm nên thay đổi ở Thảo vậy?

- Phải cảm ơn các bạn của em thông tư tưởng (cười).

Hồi lớp 11, em cũng không để ý gì về ngoại hình hay ăn mặc. Lớp 11 em ở phòng ký túc cùng toàn các bạn chuyên Sinh và đều chuyên tâm vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.

Nhưng đến năm lớp 12, em chuyển phòng ký túc, lý do đơn giản là phòng có điều hòa. Lúc này, các bạn trong phòng thuộc các lớp chuyên khác, mỗi người một sở thích và sự quan tâm nên đã “cập nhật” cho em một số thứ khác.

Cũng vì thế mà em biết chăm chút về ngoại hình, ăn mặc hơn.

Cùng phải nói là trước đây cuộc sống của em hơi nhạt nhẽo, nhưng sau khi quen các bạn mới thì cảm giác có thêm màu sắc. Em cũng nhận ra một điều rằng, ngoài học thì cũng có nhiều thứ khác mà mình cần phải quan tâm. Và em thấy cũng không quá tốn thời gian hay không ảnh hưởng đến việc học tập.

Không chỉ vậy, tư tưởng em thoải mái, vui vẻ hơn. Do đó, em có lời khuyên cho các bạn trẻ là dù học tập mệt mỏi như thế nào thì vẫn nên thiết lập cho mình một số quan hệ xã hội và quen biết những người bạn ngoài ngành học của mình. Điều này giúp mình có thể khai phá một số điểm mới của bản thân. Các bạn trẻ nên học cách cân bằng thời gian hơn, ngoài học thì nên dành thời gian hoạt động ngoại khóa. Vì kể cả không thu được các thành tích về học thuật hay những chứng chỉ trên giấy thì mình vẫn nhận được những trải nghiệm và bài học sống.

Em thấy sự đổi mới về mặt bên ngoài này hoàn toàn tích cực và phát hiện ra rằng, đôi khi dành thời gian cho việc khác lại có lợi hơn là cứ cắm đầu vào học.


Tò mò chút nhé, Thảo đã có người yêu chưa? Và một chàng trai mà Thảo hướng tới cần những yếu tố nào?

- Hiện em chưa có người yêu, nhưng cũng chẳng có tiêu chí cố định nào cả. Em nghĩ đơn giản chỉ là người đó hợp mắt và hợp tính với mình là được thôi, cũng không cần phải là học sinh giỏi quốc gia hay quốc tế. Tuy nhiên, chính ra “kiểu đó” lại khó hơn đặt ra tiêu chí cụ thể, vì hơi mơ hồ (cười).

Em sẽ không hướng đến một người cùng chuyên ngành, nhưng hy vọng là một người có chung sở thích. Ví dụ, em theo Sinh học thì có thể bạn ấy cũng có chuyên môn nào đó về Khoa học tự nhiên. Bởi quá khác nhau thì cũng không tìm ra điểm chung để nói chuyện.

Kế hoạch Tết này của Thảo ra sao?

- Tết này, em muốn sử dụng một phần tiền thưởng của mình năm nay để mua sách tặng cho người thân, trẻ nhỏ trong họ hàng. Em muốn lũ trẻ yêu thích việc đọc sách hơn thay vì chỉ cắm đầu vào điện thoại.

Em cũng sẽ tranh thủ thời gian nghỉ Tết chuẩn bị cho kế hoạch thành lập một Câu lạc bộ Sinh học, hướng đến các bạn trẻ có sở thích, đam mê với Sinh học, tạo một cộng đồng giúp đỡ nhau học tập. Có một lợi thế là tấm huy chương vàng giúp các bạn trẻ biết đến em nhiều hơn, chính vì vậy, việc kết nối sẽ không quá khó khăn và chủ yếu trên nền tảng trực tuyến.

Cảm ơn em và chúc em có một cái Tết vui, đầm ấm bên gia đình!

Nguyễn Phương Thảo sinh năm 2000, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Hiện là sinh viên Hệ cử nhân tài năng Sinh học K63 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.

- Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm 2018.

- Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm 2017, và cùng là nữ sinh duy nhất của Việt Nam đạt được huy chương Olympic quốc tế năm này.

- Được bình chọn và trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2018.

Thanh Hùng
Từ khóa: Nữ sinh VN với cú đúp HCV nguyễn phương thảo đổi mới giáo dục

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !