Nữ sinh bắt nạt và nạn nhân trở thành bạn thân nhờ ‘chiêu độc’ của cô giáo

Nhiều đêm khóc vì bị các bạn nói xấu, cô lập, nữ sinh Hà Nội quyết định chuyển lớp. Tuy nhiên điều đó đã không phải xảy ra, tất cả nhờ vào hành trình hóa giải mâu thuẫn không hề đơn giản của cô giáo chủ nhiệm.

Cô Hà Ngọc Thủy, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay câu chuyện xảy ra từ 5 năm trước. 

Năm đó, cô Thủy là giáo viên chủ nhiệm của một lớp 10. 35 học sinh của lớp đến từ nhiều trường THCS, đa dạng tính cách, đa dạng văn hoá. Có những em rụt rè, nhút nhát nhưng cũng không thiếu những em năng động, thậm chí mạnh mẽ, ngang ngạnh. 

Giai đoạn đầu năm học này, giáo viên chủ nhiệm thường vất vả, đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt các nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn, xung đột. Lớp của cô Thủy năm đó không ngoài “quy luật” này. 

Sau 2 tháng đầu làm công tác thu phục từng học trò, lớp học dần ổn định. Những tưởng mọi việc ổn thỏa nhưng một ngày, M. - cô học sinh xinh xắn, dịu dàng trong lớp, lên gặp cô. M. rụt rè nói: “Con muốn xin chuyển lớp”. 

Cô Thủy giật mình hỏi lý do. M. rơm rớm nước mắt và chỉ nói em đang buồn. Cuối cùng, M. cũng kể về việc bị một nhóm bạn nữ hay nói xấu, “cà khịa” trực tiếp và trên cả các nhóm chat. Đứng đầu nhóm bạn kia là V. - một nữ sinh mạnh mẽ, có khả năng thu hút các bạn trong lớp, đã lôi kéo gần như cả lớp lạnh nhạt với M. 

Khi nghe câu chuyện, cô Thủy khá bực mình. Nhưng giáo viên này đã trấn tĩnh bản thân để không làm ầm ĩ với nhóm học sinh trước lớp. Cô tự nhủ cần có thời gian tìm hiểu thêm sự việc. Song, điều bất ngờ hơn là chính nữ sinh cầm đầu nhóm bài xích M. cũng chủ động tìm cô để nói về việc “không thích M.” và kể những lý do. 

Qua nghe cả hai phía, cô Thủy dần hiểu nguyên nhân vấn đề. Giáo viên này kết nối cho các em gặp nhau. Khi đó, cả hai bên cùng hứa sẽ thay đổi và không để tái diễn.

Việc tưởng như được giải quyết nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. V. vẫn không nói chuyện với M. Khi có mặt cô, các bạn trong lớp hồ hởi nhưng sau lưng cô thái độ của các em với bạn lại khác.

Đỉnh điểm, sau đó 2 tuần, mẹ của M. đến trường gặp cô, đúng lúc có giờ dạy ở lớp. Xin phép học trò ra ngoài một lúc để gặp phụ huynh, cô Thủy nghe mẹ M. nói lí do đến đường đột. “Vị phụ huynh đã khóc và xin tôi cho con được chuyển lớp bởi quá xót con”. 

Khi đó, cô Thủy cố gắng trấn an mẹ của M.: “Nếu con vượt qua chuyện này bằng việc đối diện với chính nó, con thay đổi, các bạn cùng thay đổi mới là điều ý nghĩa. Sau này ra đời, con cũng sẽ biết cách chung sống với mọi người. Cũng giống như việc nếu mình chuyển nhà đến nơi mới gặp nhà hàng xóm không ưa mình lại chuyển nhà và cứ như vậy biết bao giờ mới ổn định?”. 

Mẹ M. nói dù biết vậy, nhưng con khóc suốt mấy ngày qua khiến chị không đành lòng. Nghe chia sẻ của phụ huynh, cô Thủy lặng người.

Tuy nhiên cô giáo vẫn quyết tâm giải quyết đến cùng vụ việc. “Sau 1 tháng nữa, nếu tình hình không cải thiện, em sẽ là người xin cho cháu chuyển lớp phù hợp hơn”, cô hứa với phụ huynh và mong nhận được sự hợp tác. Có chút ngần ngại nhưng vị phụ huynh cũng gật đầu.

 

Cô Hà Ngọc Thủy, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Cuộc nói chuyện giữa cô Thủy với mẹ M. trước cửa lớp không nằm ngoài tầm mắt của các học sinh. Khi mẹ M. rời khỏi hành lang, cô Thủy quay trở lại lớp. Trước sự yên lặng của các học sinh, cô nói: “Chúng ta cần thay đổi các con ạ. Nếu lớp không thay đổi được, cô sẽ thay đổi, cô sẽ xin thôi chủ nhiệm lớp mình”.

Nói đến đó, cô Thủy bỗng bật khóc, bước ra khỏi lớp. Cả lớp chết lặng. V. chạy theo cô giáo.

- Con xin lỗi vì đã làm cô buồn, V. nói.

-Bây giờ các con muốn gì và cần gì?

V. im lặng.

- Vậy cô muốn các con hãy nói hết với nhau những gì cần nói. Các con có thể cãi nhau nhưng chỉ ở trong lớp này, lúc này thôi. Cô sẽ cho các con sự riêng tư. Đến lúc này, cô không muốn các con giấu nhau điều gì nữa. Cô sẽ chờ đến khi các con dừng cuộc nói chuyện và ra gặp cô.

Cô Thủy đứng ở phía ngoài để V., M. và các bạn tự làm chủ cuộc trò chuyện của mình. 

V. đồng ý và quay vào lớp, đóng cửa và bắt đầu chủ trì cuộc đối thoại. “Khi đó, tôi không nghe thấy các học trò nói gì. Tôi nhìn thấy sự nghiêm túc, trầm lắng của các em qua ô cửa kính. Ai muốn nói sẽ giơ tay, một cách lần lượt. Tôi dần nghe thấy bắt đầu có tiếng cười. Bất ngờ nhất, tôi thấy M. - nữ sinh này được nói cuối cùng, nhưng cũng đã nở nụ cười. M. nói gì đó, lớp vỗ tay. Tôi thấy V. và M. bắt tay nhau. Sau đó, hai học sinh mở cửa ra gặp tôi", cô giáo nhớ lại. 

Khi đó, M. nói đã xin lỗi các bạn trong lớp. Em lý giải, sau khi nghe các bạn nói mới hiểu chính mình cũng có những cái sai, như không lắng nghe, ít nói, hơi chảnh khiến các bạn khó chịu. Em cũng xin lỗi vì khiến các bạn trong lớp cảm thấy như là người hoàn toàn có tội. 

V. cũng nói đã xin lỗi M. và cả lớp vì đã kéo cả lớp vào việc này. V. xin lỗi cô giáo chủ nhiệm và hứa chắc chắn sẽ không tái phạm. "Em thổ lộ thời gian tới, có thể chưa bình thường ngay với M. nhưng sẽ cố gắng để không xảy ra mâu thuẫn”, cô Thủy kể.

“Ai cũng có điểm này điểm khác, điểm tốt nhiều mà điểm xấu không ít. Nếu cứ chúng ta cứ chăm chăm nhìn vào điểm xấu của người khác, người thiệt thòi nhất lại là chính mình, bởi chẳng bao giờ mình hài lòng được với ai và với điều gì”, cô Thủy kết thúc với lời khuyên tất cả các học trò của mình.

Tuy vậy, cô chưa thể yên tâm ngay. Hôm sau, giáo viên này động viên gia đình M. cho em tạm nghỉ học, đi du lịch để thư giãn và cũng để bình tâm lại. “Tôi muốn để M. có cơ hội lắng nghe từ trái tim mình: Liệu em có nhớ, có muốn quay trở lại lớp sau những ngày đó không?”.

Trong những ngày M. nghỉ học, bất cứ khi nào có giờ lên lớp, cô Thủy tranh thủ tìm cách liên hệ, phân tích về chấp nhận khác biệt, tha thứ, yêu thương và tình bạn. “Hãy nhìn về chỗ ngồi của M. và nghĩ xem điều các em thực sự đã muốn khi nói xấu và kỳ thị bạn là gì? Các em thấy ân hận điều gì? Các em có muốn làm lại gì không?”. 

Thật may, cả lớp đã nói không muốn M. chuyển lớp. Cô tiếp tục theo dõi một thời gian dài hơn và từng bước thấy yên tâm hơn khi lớp hoà thuận. Sau chuỗi ngày căng thẳng và hóa giải mâu thuẫn đó, V. và M. lại thành đôi bạn thân suốt 2 năm cấp THPT còn lại và đến tận bây giờ khi đã là những sinh viên đại học năm thứ tư.

Cô Thủy cho hay, thực tế, rất nhiều học sinh hiện nay gặp phải tình cảnh tương tự. Bạo lực học đường là vấn đề khá phổ biến, thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể các thầy cô giáo chưa nhận ra nguyên nhân gốc rễ cũng như chưa có nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề đó. 

“Đôi khi với người lớn, những câu chuyện này là chuyện nhỏ, nhưng với trẻ có khi lại là tất cả. Tôi nghĩ chỉ có trái tim mới mách bảo cho chúng ta chính xác mình cần làm gì. Hãy để trái tim ở gần bọn trẻ. Để giải quyết, cần đi sâu vào bản chất để gỡ, từ cả phía bị bạo lực lẫn phía gây ra bạo lực”, cô Thủy nói.

Thanh Hùng

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !