Nữ đại gia Lê Thị Giàu, người khởi kiện bà Phương Hằng là ai?

Bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây – đã nộp đơn khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng - chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam – tại TAND quận 1, TP.HCM.

 

{keywords}
Bà Lê Thị Giàu chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kinh phí mổ mắt cho các bệnh nhân nghèo.

Việc khởi kiện của bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây diễn ra sau khi bà Nguyễn Phương Hằng có nhắc đến mình trong buổi livestream hôm 14/5.

Trong đơn khởi kiện, bà Giàu cho biết năm 2017 bà có quen biết với bà Hằng khi đến viếng chùa Phước Sơn thiền viện tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cả hai không có mối quan hệ làm ăn cũng như bạn bè, nhưng khoảng thời gian này bà Phương Hằng thường nhắn tin cho bà với lời lẽ xúc phạm.

Bà Giàu cho rằng bà Phương Hằng đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà khi bịa đặt, vu khống bà "ép bức sư Bửu Chánh - trụ trì chùa Phước Sơn - trả lại tiền và xe cho bà Hằng", "thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý", "bà Giàu là "doanh nhân siêu lừa đảo", hung dữ, mua tượng Phật và hoa không trả tiền".

Đặc biệt, nguyên đơn cho rằng vợ ông Dũng lò vôi đã xúc phạm uy tín thương hiệu mì Lá Bồ Đề, dầu Nhị Thiên Đường do bà Giàu làm chủ. Theo bà Hằng, sản phẩm này  là “thương hiệu đểu”, “chứng nhận giả”. 

Đồng thời, bà Giàu cũng yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bà với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây (Bình Tây Food) do bà Lê Thị Giàu làm chủ được thành lập từ năm 1960, là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chay ăn liền, và các sản phẩm từ gạo có quy mô lớn hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

{keywords}
Sản phẩm mì chay Lá Bồ Đề của Bình Tây Food do bà Lê Thị Giàu làm chủ.

Công ty hiện có hai cơ sở sản xuất tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai với năng lực xuất khẩu lên tới 200 container sản phẩm/tháng. Các sản phẩm của Bình Tây Food hiện xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, EU, Canada, và các nước Đông Âu.

Bình Tây Food được biết đến với các sản phẩm như: mì trứng, gia vị nấm, ống hút gạo, cháo ăn liền, phở ăn liền,… trong đó có hai sản phẩm được bà Phương Hằng nhắc đến là mì chay Lá Bồ Đề và dầu Nhị Thiên Đường.

Vì là công ty chuyên sản xuất đồ chay, nên dễ hiểu khi Bình Tây Food luôn gắn với các hoạt động thiện nguyện tại các cơ sở tôn giáo như chùa chiền.

Từng “làm mưa làm gió” trên thị trường từ 60 năm trước, rồi lại bị thị trường lãng quên, đến nay Bình Tây Food lại được nhiều người biết đến là nhờ tài kinh doanh của bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT của công ty.

{keywords}
Nữ đại gia Lê Thị Giàu trong 1 hoạt động thiện nguyện.

Bà Giàu được biết đến là một người có nhiều hoạt động công đức cho nhiều chùa ở khắp Việt Nam. Cho nên, người tiêu dùng rất hay nhìn thấy các sản phẩm của Bình Tây Food trong các chùa ở Việt Nam.

Ngoài ra, bà Giàu còn được biết đến với vai trò Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP.HCM.

Năm 2019, bà Giàu từng được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là thành viên của hội đồng sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Đồng thời, bà cũng được trao tặng giải thưởng “Sự nghiệp phát triển Tổ chức Kỷ lục Toàn Cầu” (Career of Global Records Development).

'Ngay từ khi xây dựng thương hiệu từ 60 năm trước, cái tên Bình Tây đã gắn liền với cái khổ của người dân, cho nên các hoạt động làm từ thiện đối với riêng thương hiệu này mà nói, là đang thực hiện các giá trị đạo đức của Phật pháp'. Trích một bài viết trên website của Bình Tây Food.

Hiền Anh

Vụ doanh nhân Giàu kiện bà Phương Hằng, đòi bồi thường 1.000 tỷ có khả thi?

Vụ doanh nhân Giàu kiện bà Phương Hằng, đòi bồi thường 1.000 tỷ có khả thi?

"Việc đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng của bà Giàu chỉ mang tính chất ví dụ, chắc chắn sẽ không đạt được", luật sư nêu. 

Toàn cảnh vụ nữ doanh nhân kiện bà Nguyễn Phương Hằng, đòi bồi thường 1.000 tỷ

Toàn cảnh vụ nữ doanh nhân kiện bà Nguyễn Phương Hằng, đòi bồi thường 1.000 tỷ

Bị bà Nguyễn Phương Hằng tố lừa đảo, thương hiệu giả và nhắn tin xúc phạm, bà Lê Thị Giàu, một đại gia ngành thực phẩm đã khởi kiện bà Hằng ra TAND quận 1 (TP.HCM) đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng, yêu cầu cải chính, xin lỗi công khai...

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.