Nộp phạt trực tiếp cho CSGT: "Tôi ủng hộ"
![]() |
Ông Phạm Trường Dân (Ảnh: Xuân Hải) |
“Quy định như vậy sẽ giảm bớt phiền hà cho người dân, hiện nay những người vi phạm giao thông đều phải đến kho bạc để nộp tiền phạt nên rất mất thời gian, công sức, việc nộp thẳng tiền phạt cho Cảnh sát giao thông nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân”, ông Dân nói.
Tuy nhiên, ông Dân cho rằng để tránh hiện tượng tiêu trong việc người vi phạm xin nộp tiền phạt không đúng với lỗi vi phạm thì cần phải có biện pháp để giám sát lực lượng cảnh sát giao thông, tăng cường giáo dục đạo đức phẩm chất cho lực lượng cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông. Đặc biệt, nên quy trách nhiệm cho lãnh đạo phòng cảnh sát giao thông từng địa phương nếu để xảy ra các sai phạm, tiêu cực trong việc thu tiền phạt.
Ông Dân cũng cho rằng, quy định này nên áp dụng đối với tất cả các địa phương, bởi những người vi phạm giao thông không phải mất nhiều thời gian tìm đến kho bạc để nộp tiền phạt. Ví dụ những người vi phạm giao thông ở các địa phương khác khi về các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... sẽ rất khó khăn trong việc tìm đến kho bạc để nộp tiền phạt.
“Theo tôi, qua việc cảnh sát giao thông khi thu tiền phạt trong lĩnh vực giao thông cũng cần giáo dục cho người vi phạm về việc tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ để giúp người vi phạm có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông tốt hơn”, ông Dân nhấn mạnh.
Điều 4. Thủ tục xử phạt
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III phần thứ II Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó cần lưu ý:
1. Trường hợp hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức (mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó), xảy ra ở trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
(Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)