Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Đợt thi ĐH, CĐ 2011, tại các phòng thi vào ĐH Nghệ thuật Huế có 1 đội người mẫu là nông dân thứ thiệt bỏ mấy ngày trời làm ruộng để hóa thân thành người mẫu cho thí sinh vẽ.

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Các thí sinh thi môn Hình họa ngồi vẽ người mẫu tại trường ĐH Nghệ thuật

Theo thông tin từ hội đồng thi ĐH Nghệ thuật, đội người mẫu này gồm 9 người mẫu chính và 2 người mẫu dự bị, tất cả đều là nông dân đến từ các miền quê trong tỉnh Thừa Thiên -Huế. Sau khi thống nhất mức giá ngồi làm mẫu, mỗi tiết thi (45 phút), người mẫu chính được trả công 30 ngàn đồng. Người mẫu dự bị chỉ ngồi ngoài chờ nếu mẫu chính có sự cố thì vào thay nên được trả công ít hơn. Ngoài ra, các người mẫu còn được trường lo cho ăn trưa, mỗi suất từ 20 ngàn đồng trở lên, chỗ nghỉ trưa và được may một quần đùi mới để mặc đồng loạt.

Các “mẫu” cứ đổi tiết là được nghỉ giải lao 10 phút cho thư giãn tay chân. Còn trong lúc ngồi cho thí sinh vẽ, “mẫu” phải bất động suốt 45 phút. Buổi trưa, tuy nhớ nhà nhưng các “mẫu” không được tiếp xúc với người nhà mà phải ở lại điểm thi. Điều này cũng tránh tình trạng có một số người mẫu nông dân, sau khi thí sinh thi hết buổi sáng thì ra ngoài ăn trưa và uống bia. Men say ngà ngà, vào phòng thi, thân hình người mẫu cứ chuyển động, đung đưa lên xuống làm thí sinh cũng phải... hoa mắt theo.

Năm 2010, trường ĐH Nghệ thuật tính làm hợp đồng với Bệnh viện quân y 268 về một đội người mẫu nam mới toanh để đảm bảo tính khách quan trong việc có người mẫu mới nhưng bất thành vì đa phần đều là cán bộ đi học nên ngại về tâm lý. Hiện đội người mẫu nông dân trong mùa thi ĐH 2011 đều là nông dân với tuổi đời khác nhau. Họ đã từng làm mẫu cho các SV trường này vẽ ở các tiết học nên khá quen với cách ngồi, đứng thế nào cho hợp lý.

Theo thầy Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật Huế thì tính ra trong 2 ngày liên tiếp làm mẫu, mỗi người mẫu nông dân kiếm được 540.000đ tiền mặt và hơn trăm ngàn tiền ăn, ở - một số tiền không nhiều cũng không ít nhưng cũng là khoản động viên đáng kể cho những nông dân chăm làm”.

Cũng có một số ý kiến cho rằng tại sao người mẫu nam không mặc quần lót thay cho quần đùi vì sẽ làm nổi bật nhiều hơn đường nét của cơ thể. Thầy Bình cũng cho biết là các thí sinh thi đều ít tiếp xúc và vẽ với người mẫu nên như vậy sẽ có phần gây sốc. Tương tự, từ xưa đến nay cũng không có trường hợp người mẫu nữ trong phòng thi ĐH để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các nam, nữ thí sinh.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận ở 3 môn thi từ hội đồng thi vào ĐH Nghệ thuật Huế:

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Cứ vài phút, thí sinh lại ngắm người mẫu để có tỷ lệ và đường nét chuẩn

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu
Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Mỗi người một cách vẽ khác nhau

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Ở phòng thi trang trí

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Pha màu

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Đồ đạc lỉnh kỉnh

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Chăm chút từng đường nét nhỏ để đạt điểm cao

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Trong phòng thi phù điêu: đất sét vương vãi khắp nơi

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Các thí sinh tập trung cao độ lên miếng phù điêu

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Nặn đất sét để đắp lên phù điêu

Nông dân bỏ ruộng đi làm người mẫu

Một bức phù điêu sắp thành hình

Theo Dantri

Theo Dantri

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !