Nỗi oan đeo đẳng xuyên 2 thế kỷ của 'làng ăn mày'

Trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là "dân ăn mày", người Quảng Thái đi lập nghiệp cũng bị gọi là "người xã ăn mày", đó là câu chuyện bao đời mà người dân xứ này không ai muốn nhắc đến.

Làng Đồn Điền (xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) nằm chênh vênh bên bờ biển đầy gió, cát và phi lao. Ngôi làng này được biết đến nhiều hơn cả là vì những lời đồn thổi. Theo các cụ cao niên trong làng thì nhiều ngôi làng trên khắp đất nước Việt Nam cũng thường gắn với những giai thoại, sự tích nhưng ít có giai thoại nào kỳ bí như chuyện "ông tổ nghề cái bang" của Đồn Điền.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 1

Làng Đồn Điền nằm bên bờ biển.

Không biết từ bao đời nay, những lời đồn thổi về một "làng ăn mày" cứ tồn tại trong nhân gian và người dân làng Đồn Điền cứ âm thầm sống chung với giai thoại, mang trong mình "dòng máu ăn mày" mà người đời gán cho.

Sự thật về chuyện thờ "ông tổ nghề ăn xin"

Về xã Quảng Thái, khi chúng tôi đặt vấn đề muốn tìm hiểu về câu chuyện "làng ăn mày", cụ Uông Ngọc Dần, người trông coi đền Đồn Điền tỏ ra không vui. Cụ Dần bức xúc vì có nhiều lời đồn thổi, bịa đặt không đúng về làng. Cách đây mấy năm, cụ và một số cụ cao niên trong làng đã phải mang đơn đi kiện một cơ truyền thông do thông tin sai sự thật. Kết quả là đại diện cơ quan này phải về xin lỗi dân làng nhưng rồi tiếng "làng ăn mày" vẫn vang đi khắp nơi.

"Đình làng thờ hai vị quan Phó sứ thành hoàng có công với nước với dân, khai khẩn đồn điền, ổn định đời sống cho dân. Ngài được vua ban sắc phong vì có công lớn, vậy mà họ bảo chúng tôi thờ ông tổ nghề ăn xin. Làng có tên đàng hoàng trước là Sở Đồn Điền sau là làng Đồn Điền, nào có chuyện cả làng đi ăn xin mà người ta gọi làng ăn mày", cụ Dần bức xúc.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 2

Cụ Tô Ngọc Hân kể về lịch sử làng Đồn Điền.

Cụ Dần nhắc lại câu chuyện mấy chục năm trước, nhiều người lang thang tại các tỉnh phía Nam bị đưa về quê. Ai cũng nhận mình là người Quảng Thái, thế nhưng khi chính quyền xã đến để đưa người về thì chỉ có vài công dân đúng là người của xã, còn lại là những xã lân cận.

Ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái kể lại, trước đây, người dân Quảng Thái gắn bó với cây lúa, dệt cói xuất khẩu và chài lưới. Nghề dệt cói xuất khẩu ở Quảng Thái có thời điểm rất huy hoàng nhưng từ khi Đông Âu tan rã, hàng cói xuất khẩu không còn thị trường.

Rồi sau trận bão kinh hoàng ghé thăm khiến người dân Quảng Thái đang khốn đốn vì nghèo đói, mất mùa, lại tiếp tục oằn mình trong nỗi đau thiên tai. Ngày đó, không riêng gì một số người dân Quảng Thái mà nhiều địa phương lân cận cũng bắt đầu lác đác rủ nhau tha phương.

Phó Chủ tịch Phạm Trung Tuấn khẳng định, không phải họ ra đi chỉ để ăn xin, mà họ làm nhiều nghề nơi xứ người. Cái khổ nhất trong chuyện này là nhiều người ở địa phương khác, khi đi xin ăn đều bảo quê ở Quảng Thái.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 3

Đền thờ Thành hoàng làng nhưng lại bị đồn thổi là thờ cụ tổ làng ăn mày.

Như để chứng minh cho những gì mình nói, ông Tuấn lấy ra một cuốn lịch sử Đền Đồn Điền của Nhà xuất bản Thông Tấn, ban biên tập và cố vấn nội dung có tới 3 Phó giáo sư, Tiến sĩ.

Trong sách ghi rất rõ: Việc tổ chức khai khẩn lập đồn điền trên địa bàn Thanh Hóa bắt đầu được thực hiện từ năm Quang Thuận thứ 2, triều Vua Lê Thánh Tông năm 1461. Các viên phó chánh sứ Đồn Điền phụ trách công việc khẩn hoang lập đồn điền trong thời gian này là Chánh đồn điền sứ Phan Thế Hợp, Phó Đồn Điền Tô Văn Bảo, Uông Ngọc Châu, Đỗ Nhuận, Cao Tiến An.

Phó sứ Tô Văn Bảo và Phó sứ Uông Ngọc Châu theo lệnh vua Lê Thánh Tông đưa quân về khai phá miền đất duyên hải Quảng Xương, lập nên Sở Đồn Điền vào năm 1473, niên hiệu Hồng Đức thứ 4.

Hai ông được Vua Lê Thánh Tông ban sắc phong và cho nhân dân lập đền thờ sau khi qua đời. Hơn 5 thế kỷ trôi qua, người dân địa phương từ đời này sang đời khác đã lập đền thờ phụng và tôn phong Thành hoàng làng.

Ngoài ra, Đền Đồn Điền còn phối thờ một số vị quan chức đỗ đạt, có công với làng, được làng ghi nhớ công ơn như: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tướng quân Lê Trung Thành... 

Năm 2001, Đền Đồn Điền đã được Sở VH-TT&DL Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

"Đền Đồn Điền là một di tích ghi dấu ấn của một thời kỳ lịch sử, gắn liền với những nhân vật có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước những người khai sinh ra làng. Đó là một chứng tích có thật đã được công nhận chứ không phải ngôi mộ của ông tổ nghề ăn mày hay mộ ông chủ cái bang", cụ Dần cho biết.

Và chuyện bỏ Tết đi ăn xin...

Không chỉ đồn thổi câu chuyện thờ ông tổ nghề ăn mày mà chuyện về người dân làng bỏ Tết cổ truyền đi ăn xin nên ăn Tết lại vào đầu tháng 2 âm lịch cũng được thêu dệt.

Cụ Uông Ngọc Dần lý giải, tục ăn Tết lại được bắt nguồn từ khi ông Tô Trung Thành, Thủy sư đô đốc tại Diễn Châu (Nghệ An) - cháu 4 đời của quan sứ Tô Văn Bảo, năm ấy về quê ăn Tết muộn, mới mở tiệc khao dân vào ngày mùng 1 tháng hai. Dân Đồn Điền, từ ấy theo lệ quan Thủy sư mới đồng loạt ăn Tết lại.

Ngoài ra, nơi đây còn có tục trả "nợ miệng", làng này mời làng kia, từ sự việc này mới có dịp ăn Tết lại, rồi có lễ cầu ngư, cầu nông kết hợp nên tục lệ ăn Tết lại được truyền từ đời này sang đời khác.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 4

Cụ Hân bức xúc vì làng bao đời nay bị gán cho tên gọi "làng ăn mày".

"Tích xưa truyền lại rõ ràng như vậy, thế mà người ta đồn thổi rằng tổ tiên chúng tôi vì thiếu lương thảo, "xua quân" đi vào các làng ăn xin để về làm Tết", cụ Dần bức xúc.

Theo cụ Tô Ngọc Hân (91 tuổi), xưa kia, người làng Đồn Điền ăn Tết lại đúng 3 ngày nhưng giờ mai một dần chỉ còn một ngày. Cụ Hân giở cuốn "Di tích lịch sử làng Đồn Điền" chỉ dòng chữ: "Từ xưa đến nay, thông lệ hàng năm dân làng tổ chức lễ tế Thần vào 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tháng 2 âm lịch. Đây còn gọi là ngày ăn Tết lại của dân làng Đồn Điền.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 5

Ông Lê Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cho biết đã in hàng chục nghìn cuốn sách di tích lịch sử Đền Đồn Điền để phát cho cán bộ, lãnh đạo và nhân dân trong xã.

Sáng ngày mùng 1 tổ chức tế khai xuân ở Đền để thỉnh Thần về ăn Tết. Ngày mùng 2 là ngày tế Thượng điền (cầu nông) tại sân Đền làng. Ngày mùng 3 có lễ cầu ngư - một trong những lễ quan trọng của cư dân làm nghề biển".

"Nỗi oan" ngày ấy và bộ mặt ngôi làng ngày nay

Chỉ bắt nguồn từ vài người đi ăn xin những năm đói khổ, mà cho đến giờ, trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là "dân ăn mày", người Quảng Thái đi lập nghiệp ở tứ xứ cũng bị gọi là "người xã ăn mày". Những lời đồn thổi Quảng Thái chỉ đi ăn xin kiếm sống, có đền thờ ông ăn mày, ăn Tết ông ăn mày… bao đời nay vẫn chưa dứt. 

Chính lời đồn "oan nghiệt" ấy đã khiến một thời, nhiều người dân địa phương đi ra không dám nhận mình là người Quảng Thái. Thời gian trôi qua, người dân Đồn Điền nhận ra rằng để bước qua những đồn thổi oan nghiệt ấy, không còn cách nào khác là khẳng định chính mình.

Vùng quê lâu nay mang "nỗi oan" làng ăn mày giờ đã mang nhiều nét phố, đường nhựa thẳng tắp, hai bên san sát hàng quán, nhiều nhà cao tầng và nhà mái bằng, có cả cây xăng lớn ở giữa làng.

Anh Nguyễn Hoàng Linh, viên chức thuộc ngành Văn hóa chia sẻ: "Chúng tôi lớn lên đi học rồi đi làm, bất cứ ở đâu cứ sau màn giới thiệu quê quán người ta lại hỏi có phải làng ăn mày không hay giờ còn tục đi ăn mày nữa không, thật sự cảm thấy rất buồn. Tuy nhiên, chính sự "mang tiếng" ấy lại khiến thế hệ con cháu ở Quảng Thái nỗ lực hơn nữa để chứng minh người "làng ăn mày" không như những gì đồn thổi".

Phó Chủ tịch Phạm Trung Tuấn cho biết, từ năm 2000 trở lại đây thì không còn người Quảng Thái đi ăn xin nữa. Người dân luôn nỗ lực để thoát khỏi "danh xưng" làng ăn mày.

Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của làng ăn mày - 6

Quảng Thái giờ đây đã "thay da đổi thịt".

"Ai cũng chăm chỉ làm ăn, cây lúa không mọc được trên cát thì người dân đi làm thuê mua gạo, biển khó đánh bắt vì bãi ngang thì dân đổi nghề buôn bán, làm ăn xa. Đồn Điền là đất hiếu học, nhiều người đỗ đạt thành danh. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học mỗi năm 50-60 em; làng có hai dòng họ lớn là họ Tô và họ Uông đã lập từ đường riêng trong đền với nhiều người thành đạt, uy tín", ông Tuấn nói.

Tiếp câu chuyện, Phó chủ tịch Phạm Trung Tuấn cũng phấn khởi cho biết, xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, đứng thứ 2 toàn huyện và là một trong số ít xã bãi ngang trong cả nước đạt nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,96%, thu nhập bình quân hơn 47 triệu đồng/người/năm...

Không chỉ nỗ lực trong phát triển kinh tế, để con dân địa phương tự hào về quê hương, bản quán, năm 2013, xã đã cho in hàng chục nghìn cuốn sách lịch sử làng Đồn Điền. Sách được phát cho cán bộ, nhân dân tuyên truyền về lịch sử của làng để nếu có ai nói sai về làng mình, phải biết mà bảo vệ và có dẫn chứng. 

Tiếng oan "làng ăn mày" giờ đây vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân Quảng Thái, nó như một lời nhắc nhở con cháu Đồn Điền không ngừng nỗ lực, vươn lên...

Theo dantri.com.vn

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !