Nỗi niềm của những "vũ công" hái dâu

“Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” là cách mà người dân trồng dâu làng Phúc Đức, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai ví von về nghề nghiệp của mình. Với họ, những quả dâu chín mọng là thành quả kết tinh của giọt mồ hôi, của ngày tháng dãi nắng dầm sương

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là thời điểm bận rộn của người dân trồng dâu làng Phúc Đức, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Ngày nào, họ cũng dậy sớm, làm việc quần quật đến chiều muộn với hy vọng thu hoạch cho kịp những trái dâu đang chín rực cả khu vườn. Theo người dân, dâu năm nay mất mùa do sương muối, sản lượng thấp hơn mọi năm nên giá bán cũng cao hơn các năm trước, dao động từ 18 nghìn đến 20 nghìn đồng/kg.

Nhiều năm qua, điệp khúc “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, cứ bám riết cuộc sống của người dân trồng dâu làng Phúc Đức. Bởi vì cây dâu là cây của trời, phát triển phụ thuộc vào thiên nhiên. Mặc dù ít công chăm bón nhưng đến mùa thu hoạch, người dân lại vô cùng vất vả vì đặc thù của công việc hái dâu là hoàn toàn thủ công.

Hái dâu cũng là một nghệ thuật

Dâu tằm chín mọng, dễ bị dập nát, vì thế luôn đòi hỏi sự tỉ mẫn của người hái dâu. Nhiều người dân nói vui rằng, công việc này giống như nâng trứng, phải hết sức chu đáo và cẩn thận.

Bác Thắng (49 tuổi) tất bật hái dâu khi vào vụ mùa

Bác Thắng (49 tuổi), người trồng dâu lâu năm cho hay: “Chăm sóc dâu không khó bằng việc hái dâu. Mình cầm mạnh tay là nó nát, nát là nhìn trái dâu bị ướt, người ta không mua”.

Để có những trái dâu chín mọng đến với người tiêu dùng, những người nông dân như bác Thắng đã phải nâng niu và chăm sóc rất cẩn thận.

Cao điểm vào mùa thu hoạch, dâu chín rực cả khu vườn, người trồng dâu tất bật từ sáng đến chiều muộn, thậm chí có nhiều người đã hy sinh cả giấc ngủ trưa để chỉ quanh quẩn bên mấy gốc dâu với nỗi niềm thu hoạch sao cho kịp.

Vườn dâu hàng trăm mét vuông của nhà Bác Thúy

Bác Thúy (55 tuổi)-chủ nhân của 8 sào dâu chia sẻ: “Ngày nào cũng phải trẩy dâu, không bỏ được lâu, bỏ lâu là quả đen nó rụng xuống đất, hỏng hết”.

Sở hữu hàng chục gốc dâu, đến thời điểm thu hoạch, nhà bác Thúy phải huy động con dâu, con trai và anh em họ hàng giúp sức.

Chị Hải lo lắng vì dâu mất mùa

Làm quần quật cả ngày trong vườn, chị Hải (27 tuổi)-con dâu bác Thúy cho biết, 80 gốc dâu mà mới thu hoạch được chục gốc, làm không kịp thì dâu chín rụng hết, giảm năng suất, hơn nữa năm nay lại mất mùa.

Anh Núi đang có ý định trồng nhót thay dâu vì trẩy dâu vất vả

Anh Núi-chồng chị Hải nói thêm, hái dâu vất vả lắm, sang năm nhà anh đang có ý định thay dâu bằng trồng nhót. Mặc dù, thu hoạch dâu cũng không đến nỗi nào nhưng ngày nào cũng đi trẩy dâu rất mệt. Ngày râm mát thì còn đỡ chứ ngày nắng thì đứng cả ngày trong vườn cảm thấy bí bách, ngột thở, nhiều lúc bị say nắng.

Gian truân nghề hái dâu

Cây dâu là cây của trời, lớn lên và phát triển theo tự nhiên. Chúng phân tán và cho ra quả không đồng đều. Vì thế, trong quá trình thu hoạch, người hái dâu phải liên tục di chuyển, lúc luồn lưng cúi xuống thấp khi lại nhún chân hái trên cao khiến cho tôi cảm tưởng họ giống như nghệ sỹ xiếc thực thụ.

Thế nhưng, ẩn sau công việc tưởng chừng đơn giản đó là nỗi vất vả không phải ai cũng hiểu được. Bác Thúy tâm sự, hái dâu quần quật cả ngày tay chân mỏi ê ẩm, riêng lòng bàn tay bao giờ cũng bị nhuộm đen bởi nước dâu chín dây vào.

Bác Thúy và đôi bàn tay bị nhuộm bởi nước dâu dây vào

Theo người dân, thách thức lớn nhất đối với nghề hái dâu là lòng kiên nhẫn. Vì không phải ai cũng đủ sức bền để làm công việc này. Hái dâu là phải hái theo lượt, gốc dâu này hôm nay hái xong, ngày mai đã phải quay trở lại vì dâu chín rất nhanh. Cứ như thế, người trồng dâu chưa bao giờ hết việc khi vụ mùa bắt đầu.

Để những quả dâu chín mọng và đẹp mắt đến với người tiêu dùng, người nông dân đã phải một nắng hai sương, vất vả ngoài đồng ruộng cùng với nỗi lo canh cánh “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa” đầy ám ảnh năm này qua năm khác. Thế nhưng, họ không còn sự lựa chọn nào khác, đã làm nghề nông, họ phải chấp nhận vào sự may rủi của thời tiết và giá cả của thị trường.

Mai Hương- Thùy Dương

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !