Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới

Lịch cưới rơi đúng vào thời gian cách ly xã hội, một số cặp đôi đành phải tạm ngưng, dời ngày chụp hình, hủy tiệc nhà hàng để chờ dịch bệnh khuyên giảm. Sau cách ly, đôi lứa được dịp rủ nhau cưới.

Thực hiện lệnh cách ly xã hội từ ngày 1 đến 15-4, một số cặp đôi có dự tính cưới vào đúng thời gian đó phải tạm ngưng và dời lịch. Sau cách ly, các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường, thị trường cưới cũng đã bắt nhịp trở lại.

Một số cửa hàng áo cưới trên đường Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tuy không đông như lúc trước, cũng có nhiều đôi tình nhân đến thử áo cưới và đặt lịch chụp hình. Các cửa hàng áo cưới ra nhiều chương trình giảm giá ưu đãi sau dịch, từ 10-15%, để khách hàng an tâm hơn trong ngày trọng đại của cuộc đời.

Anh Nguyễn Hoàng Hải (chủ một cửa tiệm áo cưới trên đường Hồ Văn Huê) cho biết: "Trước dịch, có một số cặp đôi đã hẹn lịch thử váy và chụp hình nhưng đều dời lại vì dịch. Cách ly xong, kinh tế của các bạn cũng gặp không ít khó khăn, nên bên cửa hàng giảm 1 triệu đồng cho một số gói dịch vụ".

Ghi nhận tại các điểm chụp ảnh cưới như phim trường L'amour (Q.2, TP.HCM), Bảo tàng TP.HCM (Q.1, TP.HCM), nhiều nhóm bạn trẻ đội nắng, khệ nệ đồ đạc, váy cưới đến để ghi lại khoảnh khắc đẹp trước khi ngày cưới diễn ra. Nhiều cặp cho biết rất mừng vì dịch bệnh thuyên giảm, không phải dời lịch và kịp tổ chức lễ đúng vào ngày lành tháng tốt mà gia đình hai bên đã chọn.

Cặp đôi Trịnh Hoàng Đông (25 tuổi, Q.Bình Tân) và Nguyễn Thị Tuyết Ngân (24 tuổi, Q.8) cho biết vợ chồng anh lên lịch cưới sau tết, lên lịch cưới vào tháng 6 âm lịch. "Ngày cưới là ngày trọng đại của đời người, vợ chồng mình không muốn phải dời lịch 2 - 3 lần, sẽ không được tốt. Tình trạng dịch bệnh hiện giờ đã ổn nên hai đứa cũng an tâm đi chụp hình cưới".

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 2.

Anh Tuấn (26 tuổi, Q.Thủ Đức) và Mỹ Thùy (25 tuổi, Q.Thủ Đức) thử váy cưới tại một cửa hàng trên đường Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 3.

Anh Đỗ Chiến Thắng (21 tuổi, Q.Bình Tân) cùng chị Huỳnh Như (19 tuổi, Q.Bình Tân) dự tính cưới từ 2 tháng trước - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 4.

Anh Trịnh Hoàng Đông (25 tuổi, Q.Bình Tân) chỉnh lại váy cưới cho vợ. Anh chia sẻ: “Cưới trước 30 tuổi cũng tùy vào suy nghĩ và cách nhìn nhận hôn nhân của mỗi người. Nhưng quan trọng là phải gặp đúng người” - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 5.

Nhóm chụp hình của anh Nguyễn Thế Nhã (Q.Bình Thạnh) đội nắng chụp ảnh cưới cho các cặp đôi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 6.

Phòng trang điểm tại phim trường L'amour (Q.2, TP.HCM) đón khách trở lại sau một khoảng thời gian tạm ngưng vì dịch COVID-19 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nới giãn cách, bạn trẻ rục rịch rủ nhau cưới - Ảnh 7.

Anh Dương Cảnh (29 tuổi, Q.Bình Tân) và chị Bích Thùy (28 tuổi, Q.Bình Tân) cho biết thấy bạn bè cưới nên anh chị cũng "rủ cưới" trước tuổi 30 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Theo tuoitre

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !