Nỗi đau hậu ly hôn

Nỗi đau hậu ly hôn mà chủ yếu là con cái hư hỏng trở thành vấn đề nhức nhối, trăn trở của xã hội. Đó là điều mà bậc làm cha, mẹ phải lưu tâm khi quyết định “đường ai nấy đi”.

KHI CHA KHÔNG LÀ TẤM GƯƠNG

Chị N.T.H ở xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập) quyết định ly hôn khi con lớn vừa hơn 3 tuổi, con nhỏ mới chào đời. Hôn nhân của chị vốn nhiều xì xầm nay lại bị những lời đồn thổi không hay khiến cuộc sống của 3 mẹ con những ngày đầu ly hôn rất mệt mỏi. Lý do mà nhà chị H “cơm không lành, canh không ngọt” nhiều năm bắt nguồn từ người chồng trăng hoa và thường xuyên nhậu nhẹt. Nhiều lần có hơi men, anh buông lời xúc phạm khiến chị H thấy không được tôn trọng. Chị cho biết: “Mình nghĩ phụ nữ độc lập về kinh tế có thể vượt qua nhiều nỗi đau, nhưng thực tế không phải vậy”.

Nỗi đau hậu ly hôn - ảnh 1
Ảnh minh họa - Internet

Tuy tòa án quyết định mỗi người nuôi một đứa con nhưng 2 năm nay, chị phải chăm sóc cả 2 con vì “ổng nói không muốn anh em tụi nhỏ xa nhau”. Khi tôi nuôi hai con, anh ta không hề chu cấp. Bỏ mặc tôi tự xoay xở. Tình thương con sẽ giúp chị vượt qua những ngày tháng vất vả nhẹ nhàng hơn nếu như không có chuyện “động trời” mới đây. Chị H kể: Bước chân vào nhà, tôi hoảng hồn khi thấy con trai 5 tuổi đang chơi trò “người lớn” với con gái hàng xóm. Gặng hỏi, cậu con trai hồn nhiên khoe: Con đã thấy ba làm “chuyện đó” với cô gái mà ba giới thiệu là “vợ” trong khách sạn”. Cậu con trai 5 tuổi còn hồn nhiên kể nhiều chuyện khác khiến nước mắt tôi rơi. Tìm hiểu thêm từ con, chị còn được biết: Những buổi đến đón con đi chơi, chồng cũ thường đem về phòng trọ, mở game cho chơi rồi đi “công chuyện”. Những lần “chẳng đặng đừng”, chồng cũ mang con theo và đứa trẻ mới lên 5 đã tận mắt chứng kiến những “chuyện trong phim” đó.

Mấy hôm nay, chị H mất ăn mất ngủ vì chuyện con trai thì chiều nay, khi thấy ba đến đón đi chơi, cậu bé lại khóc nằng nặc đòi mẹ cho đi. Chị H không cản được chồng cũ và con, xét cả lý lẫn tình. Đau khổ ập xuống với chị!

NƯỚC MẮT NGÀY CON VU QUY

Trước đám cưới con gái một ngày, chị Đ.T.T ở xã Đồng Tâm (Đồng Phú) về nhà ở thị xã Đồng Xoài để làm bữa cơm cúng gia tiên. Suốt buổi nấu ăn, chị phải đi qua nhà hàng xóm nhiều lần để... mượn đồ. Chị nói, kể từ ngày không có chị, nhà cửa hoang tàn, bếp núc lạnh ngắt, con cái thì mạnh đứa nào đứa nấy tìm thú vui, ông chồng cũ tìm về bên nội sinh sống.

Chồng chị T sau một tai nạn giao thông đã biến thành người khác. Mặc cảm mình “vô dụng” đã khiến ông ta nhiều lúc trút xuống người chị những trận đòn ghen vô cớ. Chịu đựng được thời gian, thấy các con đã lớn nên chị T tìm “duyên mới”. Từ đó, chị dọn ra ngoài sống để tiện cả đôi bề. Sau ngày gia đình “tan đàn sẻ nghé” 3 đứa con của chị đang đi học đã bỏ ngang. Vì nhiều lần con tìm đến nhưng do chị không có tiền nên chúng làm gì chị cũng không biết. Chỉ vài lần chị biết khi công an gọi lên bảo lãnh con trai út tụ tập phá phách hoặc tham gia đua xe, lạng lách. Con gái lớn khi nhớ đến mẹ thì đã trót “ăn cơm trước kẻng”. Sau khi gặp mẹ, con gái còn nhắc khéo: “Nếu mẹ không tổ chức đám cưới, con sẽ theo không người ta”.

Đám cưới con gái chị T làm gói gọn vài bàn để thông báo với họ hàng và bà con hàng xóm. Thế nhưng, quá giờ đã rất lâu mà khách mời chỉ đến lác đác vài người. Bên nhà trai chưa nếm hết món thứ 2 đã có ý định đứng dậy ra về. Trên sân khấu, đám bạn choai choai của con chị tóc đỏ, tóc vàng nhảy loạn xạ, gào thét theo điệu nhạc. Chị T ngồi cạnh tôi thở dài ngao ngán. Chị bảo: Nhà trai họ yêu cầu ngày mai rước dâu (con gái chị) không được đi vào cửa trước vì đã có bầu, hơn nữa lúc sinh nở nhà chị phải lo, sinh xong kiếm việc cho nó làm nuôi thân. Họ chấp nhận cưới vì cháu nội chứ không nuôi con chị.

Chị T thừa nhận, con cái đến nông nỗi này một phần do lỗi của chị. Nhưng để làm cách nào giúp con có một tương lai sáng sủa hơn thì chị không biết. Trước mắt, chị đã thấy được sự ghẻ lạnh của nhà thông gia đối với con mình. Nhưng để thay đổi phần nhiều phải do ý thức, trách nhiệm của con gái và điều đó chị không thể chắc chắn. Hỏi chị vì sao không bớt chút thời gian quan tâm con cái, để bây giờ đỡ xót xa, chị nói trong nước mắt: “Tui la rầy tụi nhỏ không được, vì chúng nói tui là người mẹ vô trách nhiệm!”.

Sau ly hôn, cuộc sống không “bạn đồng hành” sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chia sẻ với tôi, nhiều phụ nữ sau ly hôn cho biết cũng đã chuẩn bị tâm lý, nhưng không nghĩ việc giáo dục con cái khó khăn như vậy. Cú sốc theo thời gian cũng sẽ được cân bằng nếu như người phụ nữ biết sắp xếp cuộc đời hậu ly hôn. Nhưng việc nuôi dạy con cái trưởng thành rất khó thực hiện nếu vợ chồng (cũ) không “bắt tay hợp tác”.

P.D/Báo Bình Phước

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !