Noel sớm cho những học sinh khiếm thị Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 19/12 là một ngày đặc biệt với các học sinh khiếm thị Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, khi nghe thầy cô thông báo sẽ có đoàn “Năng lượng xanh” dành cho học sinh toàn trường, đây là món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ học tập tại đây.

Với mục đích là giúp cho các em học sinh hiểu được việc tận dụng, tiết kiệm năng lượng và làm sao để có thể góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất, cây thông xanh chính là một hoạt động vô cùng ý nghĩa của đoàn tặng cho các em nhỏ.

Bên cạnh đó với thông điệp: “Dù các em học sinh khiếm thị có thể không nhìn thấy ánh sáng, nhưng trong trái tim và trong tâm hồn các em có thể phát ra những thứ ánh sáng kì diệu khác” sẽ lan tỏa đi khắp mọi nơi. Các em học sinh cũng sẽ nhận được những món quà vô cùng dễ thương và đặc sắc đến từ ông già Noel và các nhà tài trợ. Đây là một trong rất nhiều các hoạt động được nhà trường tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích thú vị cho các em học sinh.

Cây thông do chính các em nhỏ trườngPTCS Nguyễn Đình Chiểutrang trí.

Cây thông được phát sáng bằng năng lượng mặt trời.

Minh Kiệt chia sẻ: “Rất lâu rồi, năm nay em mới có được một buổi vui như thế này. Em rất cảm ơn chị Lê Ngọc Trâm cùng tất cả các anh, chị, cô chú…  đã cho chúng em có cảm giác như thế này. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, để mai sau cũng có điều kiện và được đi giúp đỡ các bạn trẻ khó khăn khác”, Minh Kiệt nói.

Đại sứ Biến đổi khí hậu Quỹ hạt mầm yêu thương – Lê Ngọc Trâm.

Nhằm tuyên truyền về vấn đề chống biến đổi khí hậu – Bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng, một cây thông Noel “khổng lồ” do chính tay thầy và trò nhà trường trang trí và thực hiện được chính Quỹ hạt mầm yêu thương và Đại sứ Biến đổi khí hậu Quỹ hạt mầm yêu thương – Lê Ngọc Trâm và các nhà hảo tâm tài trợ hệ thống đèn phát sáng bằng năng lượng mặt trời.

Ngọc Trâm tặng quà cho các em nhỏ.

“Cây thông dưới kia không chỉ là một cây thông bình thường. Nó có những ý nghĩa vô cùng đặc biệt, ánh sáng làm cây thông trở nên rực rỡ được lắp đặt bằng hệ thống pin năng lượng mặt trời. Giúp cho các em học sinh trong trường hiểu được về việc bảo vệ môi trường, nâng cao được ý thức về việc tạo ra nguồn năng lượng xanh.

Tuy nhiên, nằm sâu trong nó, Trâm muốn gửi gắm đến tất cả mọi người một thông điệp: “ Các bạn học sinh khiếm thị có thể không nhìn thấy ánh sáng, nhưng trái tim và tâm hồn các em sẽ phát ra những thứ ánh sáng diệu kỳ khác bởi chính tình yêu cuộc sống, nghị lực vươn lên khỏi hoàn cảnh của các em chính là ánh sáng tuyệt vời nhất trên thế gian này”, Ngọc Trâm cho hay.

Tiết mục văn nghệ của các em nhỏ học sinh trườngPTCS Nguyễn Đình Chiểu.

Theo cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, năm học này tại trường có 165 em học sinh khiếm thị (trong đó có 80 học sinh nội trú) học hòa nhập với hơn 1.000 học sinh sáng mắt. Không chỉ đem đến cho các em tri thức, các thầy cô còn mang đến cho các em ánh sáng của tình yêu thương, chắp cánh cho những đam mê nghệ thuật.

“Ngoài học văn hóa, các học sinh khiếm thị được học nhạc, học vẽ, làm gốm, tin học, ngoại ngữ, tham gia vào các chương trình tình nguyện… Nhiều em đã đoạt giải thưởng về âm nhạc, tin học, trở thành những học sinh ưu tú. Thông qua các hoạt động như thế này giúp các em học sinh xoa dịu nỗi đau, giúp các em hòa nhập cộng đồng tốt hơn, biến những điều tưởng như không thể thành có thể”, cô giáo Kim Nga chia sẻ.

Anh Hùng
Từ khóa: ông già Noel trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu hạt mầm yêu thương Lê Ngọc Trâm Ngọc Trâm Bảo vệ môi trường

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !