Nợ ngân hàng quá hạn, đại gia phố núi vẫn cho người khác vay nghìn tỷ đồng

Đức Long Gia Lai cho nhiều tổ chức, cá nhân vay hơn 2.000 tỷ đồng dù không có tài sản đảm bảo, bảo lãnh của bên thứ 3. Trong khi đó, chính doanh nghiệp đang nợ quá hạn ngân hàng.

Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã chứng khoán: DLG) vừa công bố, đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn. 

Cụ thể sau 6 tháng năm 2022, Đức Long Gia Lai lỗ ròng 361 tỷ đồng, chủ yếu do phải trích lập dự phòng hơn 300 tỷ đồng với các khoản nợ phải thu quá hạn, khó đòi. Do đó, đến hết tháng 6, lỗ lũy kế của doanh nghiệp phố núi này đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng. 

Tình hình tài chính doanh nghiệp này càng bi đát hơn khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, giá trị các khoản nợ phải trả, vay quá hạn thanh toán lên tới gần 1.900 tỷ đồng. Tổng cộng nợ vay hiện tại của Đức Long Gia Lai là hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong khi gặp vấn đề về thanh toán nợ, chính Đức Long Gia Lai lại cho nhiều tổ chức, cá nhân vay tổng cộng gần 2.300 tỷ đồng. Các khoản cho vay này thậm chí không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.

Nợ ngân hàng quá hạn, đại gia phố núi vẫn cho người khác vay nghìn tỷ đồng - 1

(Biểu đồ: Việt Đức).

Giải trình với cổ đông, ban lãnh đạo Đức Long Gia Lai cho biết việc cho vay với các tổ chức, cá nhân đúng theo quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

Trong khi đó, về các khoản nợ quá hạn tại ngân hàng, khoản lỗ lũy kế lớn, đại diện doanh nghiệp thông tin đã có kế hoạch tập trung phối hợp với các tổ chức tín dụng, đưa ra nhiều phương án xử lý nợ, tìm đối tác tiếp tục chuyển nhượng các tài sản, dự án đang thế chấp để giảm dần dư nợ gốc.

Tập đoàn này cũng khẳng định đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, tìm đối tác huy động nguồn vốn hoặc chuyển nhượng một phần các dự án này nhằm tất toán nợ gốc quá hạn ngân hàng chậm nhất đến cuối năm 2023 để được miễn toàn bộ lãi phát sinh, lãi phạt quá hạn. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh vẫn ổn định, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận hàng năm theo kế hoạch, do đó báo cáo tài chính vẫn được lập dựa trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục. 

Xuất phát điểm là một xí nghiệp chế biến gỗ thành lập năm 1995 rồi phát triển thành tập đoàn đa ngành, hiện Đức Long Gia Lai hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ bất động sản, cơ sở hạ tầng (dự án BOT, BT), sản xuất linh kiện điện tử, năng lượng.

Tuy nhiên, tình hình tài chính của đại gia phố núi cũng xấu đi sau khi mở rộng dàn trải ra nhiều lĩnh vực kinh doanh. Năm 2020, công ty lỗ ròng hơn 900 tỷ đồng, kéo theo khoản lỗ lũy kế đến nay vẫn chưa thể xử lý.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DLG hiện chỉ còn ở mức 4.000 đồng, giảm gần 60% từ đầu năm nay đến nay. Vốn hóa thị trường của Đức Long Gia Lai chỉ đạt gần 1.200 tỷ đồng dù quy mô tổng tài sản doanh nghiệp gần 7.000 tỷ đồng.

Mở nhiều cửa hàng mới, lợi nhuận của Thế giới di động giảm mạnh

Mở nhiều cửa hàng mới, lợi nhuận của Thế giới di động giảm mạnh

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2022 với doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 11,4 nghìn tỷ đồng và 383 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng giảm 21%.

Theo Dân trí  

Sun Group tiên phong kiến tạo Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm tại Phú Quốc

Chương mới trên hành trình làm đẹp đảo Ngọc Phú Quốc sẽ được Sun Group viết tiếp tại Bãi Sao với Sunrise Park Villa nơi một Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm được phát triển theo mô hình RD&E+ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Sự thật về cherry siêu rẻ 'bao ngon', dâu tây Trung Quốc thành hàng Đà Lạt

Là loại trái cây nhập khẩu đắt đỏ nhưng cherry đang được một số đầu mối rao bán với giá siêu rẻ, 'bao ngon' khiến nhiều người nghi ngại. Còn dâu tây Trung Quốc thì được tiểu thương thi nhau "phù phép" thành hàng Đà Lạt.

Một chủ tịch liên tục bị bán giải chấp, ông lớn điêu đứng muốn tăng vốn tỷ USD

Sóng gió chưa hết với một đại gia bất động sản miền Bắc khi chủ tịch tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu, trong khi đó một ông lớn địa ốc miền Nam có dấu hiệu hồi phục.

32 năm viết câu chuyện trên đồi, lão nông Sán Dìu thu tiền tỷ, bán vải kiểu không giống ai

Trên vườn đồi, vải thiều còn đương hoa, lão nông Sán Dìu say sưa kể hành trình 32 năm tạo ra loại quả đặc sản. Trong vườn xuất hiện nhiều tấm biển đánh dấu cây vải được du khách bao mua với giá cả chục triệu đồng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện chắc chắn sẽ điều chỉnh

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trong thời gian tới, giá điện chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh, do đó cần tính toán giá các mặt hàng khác để điều chỉnh với mức độ, thời điểm phù hợp.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.

Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu nhà chung cư lâu dài liệu có thực sự “ngáng đường” chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khi mà thực tế đã có không ít dự án xây mới chung cư cũ đã thành công.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại

Gần 3 tuần sau khi hành lang pháp lý mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành, thị trường đang dần ấm lại. Đây là bài học rất đáng giá trong thiết kế chính sách và ứng xử với thị trường.