Nỗ lực giải cứu “kỳ lân châu Á” ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo tồn sao la - một trong những loài động vật quý hiếm và bí hiểm nhất thế giới, được mệnh danh “kỳ lân châu Á”, các chuyên gia đã sử dụng từ các phương pháp thủ công truyền thống đến công nghệ tiên tiến nhất.

Tuần rừng phá bẫy, bảo vệ sao la

Sao la là loài thú lớn cổ đại được phát hiện gần đây nhất. Từ lần đầu tiên được nhìn thấy tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Nghệ An) vào tháng 5/1992 đến nay, loài vật này chỉ xuất hiện thêm vài lần. Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định tình trạng loài sao la ở mức “cực kỳ nguy cấp”.

“Số lượng cá thể sao la còn lại hiện vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng chắc chắn là rất ít” - thạc sỹ (ThS) Lương Việt Hùng - quản lý hợp phần các khu bảo tồn sao la ở Trung Trường Sơn, dự án CarBi của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam - cho biết.

Nỗ lực giải cứu “kỳ lân châu Á” ở Việt Nam - ảnh 1

Một cá thể sao la được phát hiện năm 1998 tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: WWF - David Hulse

Với dải phân bố hẹp như dãy Trường Sơn, môi trường gần quốc lộ, đông dân cư khiến sao la bị nạn săn trộm đe dọa. “Tuy không phải mục tiêu chính của bọn săn trộm nhưng sao la vô tình trở thành nạn nhân khi mắc bẫy dùng để bắt các loài động vật khác ở vùng Trung Trường Sơn” - TS Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF Việt Nam - khẳng định.

TS Thịnh và ThS Hùng là những người may mắn được tận mắt trông thấy sao la, nhưng kỷ niệm đó đều là nốt buồn của người làm bảo tồn. “Sao la mẹ mắc bẫy chết, chúng tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc sao la non. Không biết sao la ăn lá gì nên chúng tôi hái rất nhiều loại lá rừng. Khi đó, sao la non chỉ ăn lá môn thục. Tuy nhiên, nó bị chết sau đó một thời gian” - TS Thịnh nhớ lại.

Sau khi loài sao la được IUCN đánh giá ở tình trạng “cực kỳ nguy cấp”, các chuyên gia bảo tồn xác định việc cấp bách nhất là trả lại hệ sinh thái tự nhiên và loại bỏ nguy cơ săn trộm. Năm 2006-2007, dự án “Hành lang xanh” ra đời nhằm đánh giá tài nguyên rừng, xây dựng cảnh quan ưu tiên bảo tồn sao la.

Năm 2011, mô hình đồng quản lý giữa WWF và Ban quản lý các khu bảo tồn sao la ra đời với các đội bảo vệ rừng có nòng cốt là dân bản địa. Tiếp đó, 4 trạm kiểm lâm, 2 trại bảo vệ rừng được thiết lập. “Hằng ngày chúng tôi tuần rừng, phá bẫy thú, đặt bẫy ảnh; mỗi đợt băng 50km đường rừng, không quản nắng, mưa” - ThS Hùng cho biết. Tháng 7/2013, bẫy ảnh đặt tại vùng núi Quảng Nam đã phát hiện một cá thể sao la.

“Mục tiêu của chúng tôi là rừng lõi khu bảo tồn sao la không còn một dây bẫy, một bóng thợ săn, không còn nạn phá rừng trái phép, khi đó mới trả lại hệ sinh thái tự nhiên cho sao la” - TS Thịnh cho biết.Trong 5 năm tuần tra bảo vệ rừng, 84.000 bẫy thú và hơn 1.000 trại bất hợp pháp đã được các đội bảo vệ rừng thu giữ và phá huỷ. Hiện tại, Khu bảo tồn quốc gia Xê sáp (Lào), Khu bảo tồn sao la Thừa Thiên - Huế, Khu bảo tồn sao la Quảng Nam và Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng đã tạo nên một khu vực phức hợp rừng, xác lập được “ngôi nhà chung” của sao la ở Trung Trường Sơn và Nam Lào.

Phân tích DNA ở vắt để tìm sao la

Các chuyên gia dự án WWF - CarBi đang triển khai giám sát đa dạng sinh học bằng cách dùng bẫy ảnh và phân tích DNA mẫu vắt (mẫu máu mà vắt hút từ động vật khác) thu thập tại rừng lõi 2 khu bảo tồn Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. “Đây là 2 phương pháp được chúng tôi thực hiện song song, hỗ trợ nhau để xác định quần thể sao la có đủ khả năng sinh sản trong tự nhiên không” - TS Thịnh nói.

Phương pháp phân tích DNA qua mẫu vắt được triển khai từ năm 2013. Mẫu được các đội bảo vệ rừng thu thập và lưu trữ trong ống nghiệm với hóa chất cố định DNA kèm thông tin hiện trường. WWF đã gửi mẫu sang Trung Quốc và phát hiện dấu hiệu nghi ngờ của 2 cá thể sao la ở 2 mẫu vắt. Hai mẫu này tiếp tục được gửi đi phân tích DNA tại Đại học Gottingen (Đức), Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho cùng kết quả.

Tuy nhiên theo TS Thịnh, vẫn chưa thể kết luận đó chính là DNA của sao la vì các loài thú có những đoạn gene tương đồng. “Sao la là loài mới phát hiện, chưa có nghiên cứu đầy đủ nên ngân hàng gene chưa có bộ gene mẫu. WWF đang tiếp tục cho thu thêm mẫu vắt. Chúng tôi đã thu được thêm 600 mẫu và đang làm thủ tục chuyển đi, dự kiến sẽ xét nghiệm ở Đại học Berlin, hy vọng sẽ khớp được đoạn gene còn lại” - TS Thịnh bày tỏ.

Trong trường hợp quần thể sao la ngoài tự nhiên không đủ khả năng tái tạo (dưới 4-6 cá thể cái, 1 cá thể đực trong một quần thể), phương pháp bảo tồn gây nuôi sinh sản sẽ được áp dụng. Theo TS Thịnh, các chuyên gia về bảo tồn sao la và về gây nuôi sinh sản, chăm sóc động vật hoang dã hàng đầu thế giới sẽ được tuyển chọn nhằm đảm bảo các cá thể sao la trong môi trường gây nuôi có cơ hội tốt nhất để tồn tại, sinh sản.

“Gây nuôi sinh sản là phương pháp bảo tồn sao la triệt để nhất. Khi triển khai, dự án sẽ được hỗ trợ bởi các vườn thú Frankfurt (Đức), San Francisco (Mỹ)” - TS Thịnh tiết lộ.

WWF vừa chọn ngày 9/7 là Ngày Quốc tế sao la, chính thức công bố dự án “Cứu sao la - đứa em cùng Đất Mẹ” - một chiến dịch cộng đồng giúp nâng cao nhận thức và sự tham gia sâu rộng của xã hội nhằm bảo tồn sao la.

Theo Huy Ba/ khoahocphattrien

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Lão nông miền Tây hơn 20 năm làm điều lạ lùng trả ơn trâu bò

Từng nổi tiếng khấm khá nhất vùng, sở hữu hàng chục công ruộng, một lão nông miền Tây quyết mang hết số tiền dành dụm, bỏ công sức, dựng chuồng trại, tìm đến các lò mổ giải cứu trâu bò.

Bí ẩn khu mộ ‘danh gia vọng tộc’ của dòng họ từng nhiều đời làm quan to

Sự kỳ bí về khu mộ cổ Đống Thếch ở Hoà Bình sau 400 năm vẫn chưa được khám phá hết. Những phiến đá bí ẩn vẫn đứng sừng sững giữa “thánh địa” của nhà lang xứ Mường.

Bí ẩn căn biệt thự 'view triệu đô' bị bỏ hoang trên núi ở miền Tây

Căn biệt thự trên núi Sam (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nhiều năm phơi sương từng bị đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện khó tin.

Trải nghiệm xe bus 2 chiều miễn phí đến Yoko Onsen Quang Hanh

Trải nghiệm nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng tại Yoko Onsen Quang Hanh đang được nhiều du khách ví von là điểm đến “chữa lành” thời thượng khi tới Hạ Long.

Đang cập nhật dữ liệu !