Những tổ ấm nơi đầu sóng ngọn gió

Ở quần đảo Trường Sa có những gia đình bám đảo xây dựng tổ ấm ngay giữa ngàn khơi.

Họ chính là những cột mốc chủ quyền sống, đang cùng các chiến sĩ hải quân canh giữ chủ quyền nơi đảo xa, nối tiếp truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam, luôn hướng ra biển lớn.

Chúng tôi đến Song Tử Tây vào một ngày biển động, mưa gào, gió thét bao vây hòn đảo nhỏ bé nằm chơ vơ giữa biển khơi. Đứng trên boong tàu nhìn vào đảo, Đại tá Ngô Duy Đỗ-Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4) nhìn vào màn mưa trầm ngâm: “Bà con kiên gan bám đảo, giữ đảo cùng với bộ đội đáng khâm phục lắm. Nhiều năm nay, họ ra đảo tạo dựng hạnh phúc, sống cùng lính đảo rất kham khổ, khó khăn nhưng ai cũng quyết tâm bám đảo, bám biển”.
 

Những tổ ấm nơi đầu sóng ngọn gió - ảnh 1
Cuộc sống sum vầy của gia đình anh Nguyễn Thành Trung và chị Trương Thị Thanh Xuân.Ảnh: Đ.M

Theo sự chỉ dẫn của lãnh đạo xã đảo, chúng tôi men theo con đường bê tông nhỏ tìm đến từng tổ ấm hạnh phúc trên đảo tiền tiêu. Biết có tàu ra đảo, bà con vui lắm! Vui vì có thêm lương thực, thực phẩm cải thiện bữa ăn cho các cháu nhỏ thì ít mà vui vì hơi ấm tình người thì nhiều. Chúng tôi đến gia đình anh Đoàn Duy Kiệt vào lúc nhá nhem tối, ngôi nhà nhỏ ấm cúng của anh rộn vang tiếng cười trẻ thơ và ăm ắp niềm vui sau một ngày dài lao động vất vả. Năm 2011, trong một chuyến đi thăm chơi nhà người chị họ hàng, chị Phạm Thị Bích Nguyệt, quê ở Phù Cát, Bình Định đã gặp và se duyên cùng anh Kiệt. Hạnh phúc ấy được đánh dấu đặc biệt với sự ra đời của bé Đoàn Duy Huân. Con trai đầu được 2 tuổi, sẵn lúc nghe tin qua đài truyền thanh xã về việc ra Trường Sa, anh chị quyết định viết đơn tình nguyện ra ở đảo Song Tử Tây, tiếp tục xây dựng mái ấm của cuộc đời. Hạnh phúc giản dị của họ tiếp tục được đơm hoa, kết trái khi bé gái Đoàn Phú Quy Sa được sinh ra ngay chính trên đảo Song Tử Tây. Chị Nguyệt nhớ lại: “Lúc viết đơn tình nguyện ra đảo, bạn bè và gia đình can ngăn chúng tôi rất nhiều. Bởi khi đó cháu Huân chỉ mới 2 tuổi, bản thân tôi lại mới mang bầu được 2 tháng. Ngày chia tay ở cầu cảng, người thân khóc lóc rất nhiều, cứ nghĩ đến hoàn cảnh chúng tôi lại ra đầu sóng, ngọn gió, mọi người đều ái ngại”. Nhưng khó khăn, gian khổ ở nơi đảo xa không hề làm ảnh hưởng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, mà trái lại, điều đó còn giúp họ thêm thương yêu nhau hơn ở Trường Sa.

Mái ấm nhỏ giữa ngàn khơi của anh Nguyễn Thành Trung và chị Trương Thị Thanh Xuân cũng được vun vén trong một điều kiện đặc biệt như thế. Cưới nhau được 1 năm, họ đồng ý cùng nhau ký tên vào đơn tình nguyện xin ra Trường Sa sinh sống. Giữa ngàn trùng sóng vỗ, đôi vợ chồng trẻ ngày đêm tăng gia sản xuất, vun đắp hạnh phúc lứa đôi. Anh Nguyễn Thành Trung cho biết: “Xây dựng hạnh phúc trên đảo cũng có cái hay. Vợ chồng giận nhau chỉ im lặng được vài phút rồi lại thương nhau thôi! Ở đây chỉ có hàng xóm và bộ đội, mênh mông trời biển có nơi nào yên ấm hơn ngôi nhà của mình đâu. Đã cùng nhau ra đảo sống, vợ chồng phải vì nhau mà cùng tạo dựng niềm vui, hạnh phúc”.

Từ năm 2005, các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn được xây dựng với quy mô lớn hơn, bộ máy chính quyền được xây dựng hoàn chỉnh. Song song với việc xây dựng đảo theo chủ trương “kiên cố, vững chắc, lâu bền”, Quân chủng Hải quân còn chú trọng xây dựng làng quân nhân, trong đó những “Tổ ấm hạnh phúc” được quan tâm đặc biệt. Năm 2008, tiếp nối truyền thống bám biển của người dân, 21 cặp vợ chồng ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa xung phong ra đảo Trường Sa sinh sống theo diện “dân sự hóa chính sách trên đảo”. Các hộ dân tự nguyện chia nhau ra các đảo: Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây. Họ sống và làm việc với nhau như anh em một nhà, cùng nhau tăng gia sản xuất và giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.

Những ngày lưu lại trên đảo Song Tử Tây, chúng tôi xúc động chứng kiến nhiều cảnh gần gũi, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân và dân trên đảo. Không chỉ cùng nhau tăng gia sản xuất bằng cách liên kết nhau đi biển đánh bắt cá, họ còn cùng nhau chăn nuôi, trồng rau cải thiện bữa ăn. Nhân dân trên đảo thuộc tên từng bộ đội ở các đơn vị, nhớ cả quê quán của nhau. Bộ đội luôn có mặt khi các hộ dân có việc cần lúc tối lửa, tắt đèn. Khi đánh bắt được nhiều cá, ốc các hộ dân lại chia bớt cho bộ đội trên đảo cải thiện bữa ăn. Tình quân dân vì thế trở nên bền chặt, như môi với răng trên đảo tiền tiêu, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Đức Mạo/Báo Gia Lai

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !