Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử

Bốn năm qua, căn nhà nhỏ của ông Lê Văn Khắp (số 685/78/18 Xô Viết Nghệ Tĩnh-Q. Bình Thạnh-TP.HCM) được xem là “đại gia đình” của hàng trăm sỹ tử khi đến kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời.

Câu chuyện giúp đỡ thí sinh của ông, cũng chính là tấm lòng thơm thảo của rất nhiều người Sài Gòn đã và đang nối dài vòng tay giúp đỡ hàng nghìn thí sinh và phụ huynh trong những ngày "vượt vũ môn".

“Tất cả đều là miễn phí” và quan trọng hơn cả là sự quan tâm, thái độ thân thiện của những người dân dù còn nghèo khó nhưng những việc làm của họ thật sự khiến nhiều sỹ tử ứa nước mắt.

Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử - ảnh 1

Chú Khắp cùng sinh viên tình nguyện chuẩn bị cho bữa ăn cho thí sinh

Ông Lê Văn Khắp được bà con chòm xóm gọi với cái tên thân thiện là chú Chín. Vậy là đã 4 năm liền ông làm công việc mở rộng cánh cửa ngôi nhà nhỏ đón hàng chục lượt thí sinh đến lưu trú ở lại và ông cũng nấu cơm miễn phí luôn cho đám học trò chân ướt chân ráo vào thành phố.

“Bọn nhỏ cũng như con cháu mình thôi, chỉ sợ chúng ngại ngùng, ăn không được no, ngủ cũng không được tròn giấc rồi thi không tốt thì tôi có tội với bố mẹ chúng lắm”- ông Khắp kể.

Mùa tuyển sinh này, nhà chú Chín đã tiếp nhận hơn 40 thí sinh vào ở. Ông cho biết không hiểu sao mà ông lại “mê” làm từ thiện. Năm 2011 trong một lần đi làm từ thiện tại một xóm nghèo tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nhìn những phụ huynh đợi con nằm vạ vật ngay trên đường, nhiều người còn kể bán cả tấn thóc để có tiền đưa con đi thi mà ông ứa nước mắt.

Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử - ảnh 2

Sau mỗi buổi thi, hàng nghìn suất cơm, nước uống miễn phí phục vụ sĩ tử đến từ các ngôi chùa, các nhà hào tâm. Trong ảnh là các suất cơm chay được các Phật tử chùa Lộc Uyển (Q,6) trao cho thí sinh tại Hội đồng thi Trường Đại học Sài Gòn (Q.5)

“Dù gia đình tôi cũng không khá giả gì nhưng đối với tôi một khi đón một thí sinh vào ở lại thì tôi coi chúng như con mình, tận lực với nó. Có gì giúp đó, làm nhiều việc thiện để tạo phước cho con cháu sau này chứ”- ông Khắp tâm sự.

Cũng năm 2011 trong đợt thi thứ hai, lần đầu tiên ông đón 4 em học sinh từ Bình Định vào TP.HCM dự thi ĐH được ông cho ở miễn phí. Đến ngày lên xe về quê ông cũng “bao” luôn tiền xe về quê cho các em luôn.

Ngoài lo cho sỹ tử ông còn lo luôn cho cả phụ huynh. Ông bỏ tiền túi ra thuê luôn 2 phòng ở, 1 phòng cho phụ huynh nam, 1 phòng cho phụ huynh nữ và cũng hoàn toàn miễn phí.

Nhiều em học sinh cảm động trước những tình cam của ông nhận chú Chín làm cha nuôi. Cuối năm nhiều em còn về lại nhà ông thăm ông. Tình nguyện viên Nguyễn Huỳnh Quốc Doanh, sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông, đội trưởng đội tiếp sức mùa thi tại nhà ông Khắp cho biết, trong suốt những ngày diễn ra kỳ thi sẽ có 8 đến 10 tình nguyện viên túc trực 24/24 giờ để giúp đỡ ông dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm cho thí sinh.

Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử - ảnh 3

Tại các Hội đồng thi, hàng ngàn sinh viên tình nguyện đã nắm tay nhau tạo thành một "hàng rào xanh" đảm bảo an toàn giao thông cho thí sinh và phụ huynh...

Không chỉ ông Khắp, tại TP.HCM còn có hàng chục gia đình chuẩn bị mọi nguồn lực đón tiếp sỹ tử ứng thí.

Từ trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 1 tháng, gia đình ông Nguyễn Văn Thành, ngụ phường 9, Q.5, TP.HCM đã bắt đầu dọn dẹp lại nhà cửa, sắp xếp đồ đạc để tạo không gian rộng rãi nhất đón tiếp sỹ tử. Năm nay đã là năm thứ 9 gia đình ông Thành đón tiếp sỹ tử vào ở trọ miễn phí. Dù hai vợ chồng ông tuổi đã ngoài 70 nhưng khi nghe tin kêu gọi của sinh viên tình nguyện hai ông bà rất nhiệt tình hưởng ứng.

Tay lau những chiếc bàn trong nhà ông Thành cho biết: “Đây là những chiếc bàn tôi mua để cho các cháu có chỗ ngồi ăn cơm đàng hoàng. Dù lương hưu của hai vợ chồng tôi chẳng được là bao nhưng nhìn thấy các cháu đến bữa cứ mỗi đứa bưng bát ngồi mỗi góc nhìn tội nghiệp lắm”.

Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử - ảnh 4

Đã 9 năm liền chú Thành cùng gia đình tiếp đón hàng trăm sĩ tử

9 năm liền âm thầm tình nguyện dang rộng vòng tay đón nhận những thí sinh vào ở nhưng khi chia tay nhiều phụ huynh đưa tiền để cảm ơn ông nhưng ông nhất quyết không nhận bởi vì ông luôn tâm niệm một điều “mình còn sức khỏe, khả năng để giúp đỡ mọi người thì mình thấy vui rồi”.

Trong suốt 4 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, tại điểm trường ĐH công nghiệp TP.HCM CLB kỹ năng sống trực thuộc Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM tổ chức phát cơm miễn phí cho thí sinh.

Những tấm lòng của người Sài Gòn với sỹ tử - ảnh 5

Các tình nguyện viên CLB kỹ năng sống treo băng rôn hướng dẫn thí sinh vào nhận cơm miễn phí

Bạn Châu Nghiệp Xương, chủ nhiệm CLB cho biết: “Đây là năm đầu tiên nhóm mình tổ chức hoạt động tình nguyện này. Mỗi ngày nhóm sẽ phát tổng cộng 300 suất cơm miễn phí cho sỹ tử bao gồm: 200 suất tại hội đồng thi trường ĐH công nghiệp TP.HCM, 100 suất còn lại được trao tại điểm thi trường THCS Lý Tự Trọng. Ngoài ra nhóm cũng hỗ trợ hơn 2000 chai nước khoáng miễn phí cho sỹ tử. Mình hi vọng rằng những việc mà nhóm làm sẽ giúp đỡ một phần nào đó cho thí sinh sau những giờ thi căng thẳng, tạo động lực cho thí sinh làm bài tốt cho những môn thi sau.”


An Hà - Nguyễn Tuấn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !