Những sự cố y tế năm 2014 khiến hàng ngàn người khốn khổ

Năm 2014, thế giới chứng kiến cảnh hơn 7000 người chết do vi rút ebola. Còn tại Việt Nam, những người mẹ có con nhỏ điêu đứng với dịch sởi.
Những sự cố y tế năm 2014 khiến hàng ngàn người khốn khổ - ảnh 1

Dịch sởi xảy ra năm 2014 gây ám ảnh cho nhiều gia đình.

Dịch sởi càn quét, 142 trẻ tử vong 

Năm 2014, dịch sởi vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè đã khiến cả xã hội hoang mang. Dịch sởi diễn biến từ tháng 12/2013 và đỉnh của dịch sởi vào tháng 4. Theo báo cáo của bộ Y tế, từ tháng 2 đến ngày 10/4 đã có 25 ca tử vong do sởi. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chỉ có một vài văn bản chỉ đạo hết sức chung chung khiến tình thế không có chuyển biến nào đáng kể và dư luận cũng không chú ý đề phòng. 

Chỉ đến khi PGS-TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương đã phải kêu gọi sự quan tâm của báo chí một lần nữa và mời các phóng viên tận mắt vào chứng kiến sự quá tải của các bệnh viện và đưa lên công luận. 

Chiều ngày 15/ 4, phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát bệnh viện Nhi Trung ương và yêu cầu bộ Y tế báo cáo tình hình. Sau đó, PGS, TS Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết đã có 108 trẻ tử vong do sởi và các biến chứng sau sởi.

Đến sáng ngày 17/4, bệnh sởi đã có mặt ở 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7.000 ca, kể cả người lớn. Trong đó có khoảng 110 ca tử vong. Bệnh viện Nhi trung ương đã trở nên quá tải, có trường hợp 7 trẻ em mắc bệnh phải chen chúc trên một giường bệnh cũng đã diễn ra tại bệnh viện Bạch Mai.

Sáng ngày 18/4, Bộ Y tế tổ chức họp báo thông báo dịch sởi nhưng khẳng định không tuyên bố dịch. Lúc này sởi đã có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố, với số ca mắc 8.500 và có ít nhất 114 ca tử vong. Tại bệnh viện Nhi Trung ương có 105 ca tử vong, 4 ca ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 2 ca tại bệnh viện Bạch Mai, còn lại ở các tỉnh thành khác.

Tính đến ngày 1/5 có 3.832 trường hợp mắc sởi xác định trong số 12.411 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 130 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.

Ngày 30/5, Bộ Y tế công bố báo cáo tổng kết trong đó kết luận "Việt Nam đã phản ứng rất nhanh đối với dịch sởi". Báo cáo này cũng công bố con số trường hợp mắc sởi xác định là 4.602 và số trường hợp sốt phát ban nghi sởi là 21.639, 142 người đã tử vong.

Thiêu vắc xin dịch vụ, tiêm nhầm nước cất cho trẻ

Những gia đình có con trong độ tuổi tiêm chủng vắc xin trong năm qua đã thấu hiểu cảm giác xếp hàng chờ tiêm vắc xin, thậm chí thức trắng đêm ở viện chỉ để tiêm cho con được mũi tiêm 6 trong 1. Tình hình thiếu vắc xin xảy ra từ đầu năm từ khi có dịch sởi bùng phát, nguyên nhân được chỉ ra là do người dân không đưa con đi tiêm phòng đúng lịch đầy đủ. 

Cơn bão dịch sởi diễn ra, những gia đình không có con chưa mắc sởi và không nhớ đã tiêm chưa cuống cuồng đưa trẻ đi tiêm sởi khiến các điểm tiêm chủng vắc xin luôn trong tình trạng quá tải. Nhất là trong tháng 4/2014, người người đưa con đi tiêm chủng từ ngừa sởi cho đến ngừa thủy đậu, ho gà, uốn ván. Người dân không còn sợ tiêm chủng như trước.

Những sự cố y tế năm 2014 khiến hàng ngàn người khốn khổ - ảnh 2

Cảnh phụ huynh dài cổ chờ vắc xin là điều xảy ra thường xuyên trong năm nay.

Những ngày có thông báo vắc xin về, người dân ở các tỉnh lân cận Hà Nội cũng cố gắng đưa con chen chân vào các điểm tiêm chủng dịch vụ mong tiêm được cho con mũi tiêm 6 trong 1.

Trước tình trạng khan vắc xin, đại diện Bộ Y tế liên tục khẳng định do người dân không chủ động trong tiêm chủng nên vắc xin dịch vụ không được đặt hàng trước. Dù sau đó, Bộ Y tế có đặt hàng thêm nhiều vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1 và cả thủy đậu nhưng số lô vắc xin về Việt Nam còn nhỏ giọt nên đến nay tình trạng thiếu vắc xin vẫn xảy ra.

Song song với tình trạng khan hiếm vắc xin, các dịch vụ đặt hàng vắc xin đã diễn ra khiến tình trạng tiêm vắc xin cho trẻ trở thành mớ hỗn độn.

Đến tháng 9/2014, với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), được sự đồng ý của Chính phủ, trong năm 2014 - 2015 tất cả trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trong toàn quốc được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella miễn phí trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng trong trường học hoặc trạm y tế xã/ phường.

Chiến dịch này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh sởi, rubella và hội chứng rubella bẩm sinh trong cộng đồng và hướng tới mục tiêu Loại trừ bệnh sởi trong tương lai. Cho đến ngày 12/12/2014, đã có hơn 12 triệu trẻ em dưới 15 tuổi được tiêm sởi – rubella.

Trong chiến dịch tiêm chủng này, xảy ra sự việc tiêm nhầm nước cất cho 60 trẻ mầm non. Rất may, sự vụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. Sự việc xảy ra tại trường Mầm non Sao Mai (TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp). Được biết, cán bộ tiêm chủng do tay nghề chuyên môn yếu kém nên lầm tưởng các ống dung dịch hồi chỉnh là vắc-xin nên tiêm nước hồi chỉnh mà không có vắc-xin.

Đại dịch Ebola

Đại dịch Ebola trong năm 2014 là đại dịch khủng khiếp nhất trong 40 năm qua, đã cướp đi hơn 7.000 sinh mạng, phần lớn ở các nước Tây Phi như Sierra Leone, Guinea và Liberia.

Ebola là tên một con sống ở Châu Phi được đặt cho một loại vi rút nguy hiểm nhất thế giới. Cả thế giới điên đảo với dịch Ebola và ngàng y tế Việt Nam cũng liên tục đưa ra các kịch bản phòng chống bệnh Ebola.
Những sự cố y tế năm 2014 khiến hàng ngàn người khốn khổ - ảnh 3

Diễn tập Ebola tại TP.HCM

Dịch Ebola xảy ra rải rác ở các nước châu Phi nhưng đến tháng 8/2014, dịch lây lan tốc độ nhanh chóng và số người chết lên đến 900 người. Lúc này, Bộ Y tế Việt Nam nhận định dịch hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam qua đường hàng không, du lịch. 

Để chủ động đối phó với dịch bệnh do vi rút Ebola, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động như: triển khai việc khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, Bộ Y tế đã quyết định về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Ebola; tăng cường truyền thông; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về phòng chống lây nhiễm bệnh khi đi đến các nước có dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ngành y tế tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; giám sát khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa.

Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo theo quy định.

Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

Trong quá trình triển khai phòng chống dịch Ebola, chiều 19/8, qua máy đo thân nhiệt tại khu vực ga quốc tế đến Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã phát hiện hai người có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5-38 độ C. Ngay lập tức, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế thực hiện cách ly, khử khuẩn và làm thủ tục tờ khai y tế. Cả hai trường hợp được Viện Pateur Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị liên quan đưa vào khu cách ly của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới nhưng đến ngày 20/8, cả hai trường hợp này đã hết sốt và ra viện.

Ngày 1/11, một bệnh nhân người Việt đi từ vùng dịch về đã có biểu hiện sốt. Sau đó, bệnh nhân này đã được đưa vào cách ly ở Bệnh viện Đà Nẵng và sau khi làm hết các xét nghiệm, kết quả âm tính với vi rút Ebola. Như vậy, cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có trường hợp nào bị nhiễm Ebola. 
Khánh Ngọc

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !