Những số phận đứng bên lề... Tết

Khi không khí tết đã len lỏi khắp phố phường thì tại các bệnh viện như Chợ Rẫy, Ung bướu TPHCM, khái niệm đón tết với nhiều bệnh nhân đang trở nên xa vời.
Những số phận đứng bên lề... Tết - ảnh 1

Chị Hiệp nghẹn ngào ôm con gái bị ung thư máu tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM

Chị Bùi Thị Lan (quê Vĩnh Long) đang chăm sóc chị gái tại Bệnh viện Chợ Rẫy ứa nước mắt cho biết, chị gái chị cách đây cả năm bị “nhức giò không đi nổi” nhưng cứ lần lữa không dám đi khám vì không có tiền. Lúc đau dữ dội quá, đến khám ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, chị phải vay mượn khắp nơi mới được 2 triệu để chụp MRI thì căn bệnh ung thư xương đã di căn và được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Những ngày này, tết đã cận kề từng gia đình nhưng hai chị em vẫn bơ vơ, bối rối với lịch điều trị.

Anh Nguyễn Thanh Quy từ quê lên Sài Gòn bán vé số đã được 4 năm, chịu đựng căn bệnh đường ruột suốt 7 năm, cứ khi nào đau quá lại tự mình vào viện. Để tự cứu mình, lúc nào khỏe khỏe, Quy lại ra ngoài bán vé số kiếm tiền để mua bông băng dán vết thương, mua túi... Anh Quý cười buồn: “Năm nay nữa là ba năm không về quê ăn tết. Năm ngoái mình cũng ăn tết ở bệnh viện này. Buồn rồi cũng quen”.

Ông Từ Thanh Vân (61 tuổi) kể đến giờ này, nhà cửa ở Tây Ninh vẫn lạnh ngắt, chưa sắm sửa bất cứ thứ gì cho tết. Nhà vẫn khóa cửa gửi chòm xóm trông hộ, con gái út đang học cao đẳng ở TPHCM vẫn còn đang bươn bả đi làm thêm. Mình ông đưa vợ vào viện, vợ ông bị suy thận đã bảy năm, hằng tuần phải đi chạy thận ba lần ở bệnh viện tại Tây Ninh. Bà còn mắc bệnh tiểu đường đã 12 năm, một chân hoại tử phải cưa đi, hai ngón tay cũng đã cắt bỏ. Bệnh viện đã trở nên quen thuộc với vợ chồng ông.

Những số phận đứng bên lề... Tết - ảnh 2

Bé Phát bơ phờ, mệt mỏi vì đang phải truyền thuốc

Ôm cậu con trai vẫn đang được truyền thuốc trong tay tại khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu TPHCM, chị Lý Quý Linh (An Giang) buồn rầu tâm sự, con trai chị, bé Lưu Tấn Phát (9 tuổi) bị ung thư máu đã hơn 2 năm. Tết năm trước, bé được bác sĩ yêu cầu phải ở lại để theo dõi, đến chiều 30 thấy con khỏe khỏe, hai mẹ con lén trốn viện về nhà. Năm nay, chỉ còn vài ngày nữa là tết mà bé vẫn đang phải truyền thuốc, đồng thời được chỉ định theo dõi trong 1 tuần. Chị xót xa:  “Những cháu từng ở cùng phòng với Phát đã mất cả rồi. Phát giờ vừa yếu vừa buồn lắm. Tôi nhìn con mà xót xa, không còn tâm trạng đón tết nữa”.
 

Chị Trịnh Thị Hiệp (Bến Tre) nghẹn ngào khi con gái Phùng Thị Ngọc Chi (7 tuổi) ngây thơ hỏi mẹ: “Bao giờ mình về hả má?”. Đã 6 năm bé Chi gắn bó với khoa Nhi vì căn bệnh ung thư máu, giai đoạn đầu, bé được điều trị ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM, nhưng sau đó, chị Hiệp xin đưa con qua Bệnh viện Ung bướu điều trị vì “ở đây có cơm từ thiện”.  Ở quê, chồng chị làm bốc vác, chị đi làm giúp việc, tích cóp được chút đỉnh thì cùng lúc con trai lớn bị tai nạn chấn thương sọ não, con gái nhỏ nhập viện vì ung thư máu. Giờ đây, chồng chị ở nhà, vẫn làm nghề bốc vác và vừa chăm đứa con trai lớn bị di chứng thần kinh. Còn chị phải bỏ việc, đồng hành cùng con gái trong những đợt hóa trị triền miên. Bé Chi vừa được truyền thuốc vào sáng 24 tết nhưng vẫn bị chóng mặt, đi quanh quẩn trong phòng cũng phải vịn tay mẹ. Các bác sĩ cho biết, bé cần được theo dõi từ 5-7 ngày. Vì thế, về quê đón tết với hai mẹ con xem chừng là chuyện xa vời.

Ở phòng số 4, chị Phạm Thị Lam dỗ dành con trai Trịnh Quốc Việt (12 tuổi, ở Đắk Lắk) đang mếu máo vì truyền thuốc. Bác sĩ bảo tình trạng sức khỏe của bé Việt rất yếu cộng với việc bé có thể bị thiếu máu sau khi truyền hóa chất nên bắt buộc phải ở lại để theo dõi. Bé Việt bị ung thư thận 8 năm, đã được cắt một quả thận nhưng tế bào ung thư đã di căn lên gan và phổi. Chị Lam buồn bã: “Mới sáng, ông xã gọi điện hỏi bao giờ hai mẹ con về mà rầu quá. Tôi không biết con mình còn bao nhiêu thời gian nữa nên chẳng thiết tết nhất gì”.

Ngóng chờ thông tin được ra viện là tâm trạng của nhiều phụ huynh lẫn bệnh nhi vào những ngày cận tết . Ở phòng số 5, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhi (Đồng Nai) cho biết, hai mẹ con đã vun vén đồ đạc, chỉ cần bác sĩ đồng ý là ra bến xe liền. Bé Yến Nhi (10 tuổi) con gái chị bị ung thư máu đã 6 năm, khoa Nhi gần như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của bé. Chị Nhi cho biết, bệnh viện chật chội, 6 năm qua, chỉ trừ những ngày truyền hóa chất là bé được nằm trên giường, còn bình thường thì nằm đất, dưới gầm giường, ăn cơm từ thiện vì chị không còn tiền để thuê nhà trọ bên ngoài. Chi phí cho mỗi lần truyền thuốc của bé, trừ phần bảo hiểm y tế chi trả, chị vẫn phải đóng đến gần 15 triệu nên có đồng nào chị lại gom góp để dành mua thuốc cho con.

Bệnh tật và một cái tết xa quê khiến nhiều bệnh nhân và người nhân chạnh lòng. Bác sĩ CKII Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho biết, mỗi năm, sẽ có khoảng 100 bệnh nhân phải ở lại đón tết bệnh viện vì bệnh tình quá nặng hoặc không có tiền để về quê. Năm nay, với những bệnh nhân có thể xuất viện trong những ngày cận tết, bệnh viện sẽ có xe đưa bệnh nhân về tận nhà ăn tết miễn phí, kể cả những bệnh nhân ở các tỉnh xa như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắk Lắk, Kon Tum, Cà Mau…

Bệnh viện cũng phân công thêm nhân viên tiếp các đoàn từ thiện để tổ chức việc tặng quà cho bệnh nhân ở lại đón tết. Bên cạnh đó, theo thông lệ, ban giám đốc bệnh viện cũng sẽ tổ chức đi thăm và chúc tết những bệnh nhân ở lại nhằm giúp họ vơi đi phần nào nỗi buồn phải đón tết trong bệnh viện. Cô Kim Phấn, cô giáo của khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu đã gom góp từ bạn bè, người thân để chuẩn bị cho mỗi bệnh nhi trong khoa có được một bộ quần áo mới cùng bánh kẹo.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, những món quà mà các nhà tài trợ, bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp cho chương trình “Xuân yêu thương cho bệnh nhân nghèo” như một cái nắm tay sẻ chia, ấm lòng người bệnh trong ngày cuối năm tết đến xuân về.

An Nhiên

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !