Những "ông nghiện", nửa đêm bỏ vợ ra nằm cạnh âm ly, loa cổ

Có người vào tận Sài Gòn mang về hơn chục bộ loa, âm ly cổ. Có người nhịn ăn, nhịn mặc tích góp được chút tiền rồi “ném” hàng chục triệu đồng để đổi lấy đầu đĩa than, băng đĩa cối…
Nhiều bà vợ không khỏi ngao ngán khi bỗng nửa đêm chồng sang nằm cạnh đống âm ly, loa cổ để... nghe nhạc.

Không chỉ là âm nhạc

Sinh năm 1975, anh Nguyễn Huy Thông, tổ 20, phường Hưng Thành (TP Tuyên Quang) được nhiều người biết đến là “tay chơi” âm thanh cổ có tiếng của xứ Tuyên. Đã có lúc trong căn nhà nhỏ của anh chứa đến gần 100 bộ loa, đài, âm ly, đầu đĩa… Anh chia sẻ, thú chơi này có từ mấy chục năm về trước. Một thời khi đĩa quang CD, DVD xuất hiện, đĩa than và băng cối bị xếp xó. Những bộ loa cổ điển, những chiếc đầu cối cũ kỹ, những bộ âm ly có từ thời chống Mỹ... cũng bị vứt bỏ. Khi giới sành nhạc nhận ra đây là những nguồn âm thanh tự nhiên, thanh nhã nhất thì những thứ đồ cổ ấy lên ngôi trở lại.

Những

Bộ sưu tập âm thanh cổ của anh Nguyễn Huy Thông, tổ 20, phường Hưng Thành (TP Tuyên Quang).


Ngồi bên bộ sưu tập của mình, anh Thông cho biết, đa số loa, âm ly, đầu đĩa cổ đều được anh lặn lội tìm kiếm tận Sài Gòn. Có khi một mình anh lang thang tận chợ Nhật Tảo cả tháng trời để mua bằng được những món đồ tâm đắc. Nghĩ chồng mình đi du lịch xa chắc hẳn phải có quà cho vợ con nhưng anh lại mang về toàn là món đồ âm thanh cũ kỹ có giá xấp xỉ 50 đến 60 triệu đồng. Đây là số tiền anh dành dụm bao năm trời từ việc sửa chữa điện tử. Biết thế, nhưng chị vợ cũng đành cười cho qua trước sở thích tốn kém của ông chồng. Căn phòng nghe nhạc của anh được bài trí khéo léo, gọn gàng. Toàn bộ phần nguồn âm được đặt sang một bên vách và ở xa loa nhất, điều này sẽ giúp phần cơ hoạt động ổn định, tránh xa những tác động rung do hệ thống loa phát ra. Quả thật, chưa được nghe nhưng phần “nhìn” của hệ thống đã gây cho tôi ấn tượng mạnh. Những bộ âm thanh cổ có thương hiệu một thời như: Loa Pioneer, SunSuis, Goodman, Richack - Alan, Ampi Pilot, Kenwood, đầu đĩa than, băng đĩa cối… Anh cho biết, nghệ thuật không lựa chọn giàu nghèo, sang hèn mà chỉ có niềm đam mê mãnh liệt theo đến cùng nghệ thuật hay không. Cuộc sống gia đình chỉ trông vào đồng lương dạy học của vợ và cửa hàng sửa chữa điện tử của anh nhưng khi “kết” loại loa, âm ly cổ nào là anh “săn’’ cho bằng được. Có lúc vay mượn bạn bè đến gần 100 triệu đồng, có khi tích góp được ít tiền thì anh lại “nướng” hết vào vài chiếc quay băng cối, đầu đọc đĩa than, loa cổ... Anh lý giải, vẻ đẹp nghệ thuật là vô giá nên chẳng bao giờ tính chuyện thiệt hơn.

Bước vào căn phòng nghe nhạc gần 20m2 của ông Lê Văn Lợi, tổ 9, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) tôi cảm nhận được sự tách biệt với không gian bên ngoài. Nhìn những tấm tản âm, tiêu âm, tôi biết ông đã mất rất nhiều công cải tạo để có một không gian âm thanh như ý. Trước mắt là hệ thống lớn được bài trí khéo léo, tinh tế của những món âm thanh cổ có thương hiệu của Pháp và Nhật như: AR3, AR4, Tai Noy... Ông bảo, có được căn phòng nghe nhạc riêng với những bộ loa, âm ly cổ là thành quả những năm tháng dành dụm, tích góp từng đồng. Những người yêu âm thanh cổ không chỉ có tâm hồn hoài niệm, lưu luyến xa xưa mà quan trọng hơn họ cảm nhận được thứ thanh âm mộc mạc, trầm lắng phát ra từ những thứ cổ lỗ này. Thú vị nhất là được thưởng thức ly cafe nghe nhạc không lời ngắm nhìn đôi cuộn băng xoay và chiếc kim đèn điện tử giật theo điệu nhạc. Có thể nói ông đã mất khá nhiều công sưu tầm những món đồ thuộc loại “hàng độc” mà nhiều dân sành nhạc đánh giá cao. Trong đó, cặp loa nhãn hiệu Tai Noy được ông “săn” từ Nha Trang với giá xấp xỉ 100 triệu đồng. Lý giải về niềm đam mê không ngại mất công đi lại và bỏ một khoản tiền lớn ông nói: “Tôi mê loại âm thanh ấy, bởi đó là âm thanh trung thực nhất, không hề có sự trau chuốt của kỹ thuật hiện đại. Nhớ lại, ngày xưa qua nhà hàng xóm, mình thấy mấy chiếc loa cổ, thèm lắm. Bây giờ có cơ hội là mua bằng được. Đó là cách để bù đắp lại những thiếu thốn tuổi ấu thơ và cũng để nhắc nhở mình không quên một thời gian khó. Những thiết bị âm thanh còn gợi đến những câu chuyện cuộc đời chứ không chỉ là âm nhạc’’.

“Ông mối se duyên”

Vài năm trước, Tuyên Quang từng thành lập Hội mê âm thanh cổ, quy tụ gần ba chục người. Mỗi khi thành viên nào sắm được món đồ mới là họ lại quây quần chìm đắm trong những thanh âm da diết để rồi lại mải miết săn lùng tìm kiếm. Mặc dù chỉ là những người dân lao động bình thường có thu nhập không cao nhưng những người đam mê âm thanh cổ ở xứ Tuyên đã cháy hết mình. Người ta từng nói nghệ thuật là không có khoảng cách giàu nghèo là thế.

Hơn 20 năm sưu tầm loại đồ cổ này, anh Phạm Quang Đạo, tổ 22, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) ví von, chơi âm thanh cổ giống như “áo gấm đi đêm”. Bởi có bộ âm ly, cặp loa giá tới hàng chục, hàng trăm triệu. Số tiền người chơi bỏ ra không kém gì việc mua một chiếc xe đắt tiền nhưng lại chẳng mấy khi có thể khoe ra được. Thậm chí, có khoe ra thì đối với những người “ngoại đạo” cũng không thể thấy hết được giá trị của nó. Thú chơi âm thanh vốn trừu tượng và rất khó định nghĩa.

Ông Lê Văn Lợi, tổ 9, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) nhớ lại, có lúc ông sắm được cặp loa Tai Noy giá gần 100 triệu đồng nhưng về đến nhà cậu con trai cho ngay nhận xét: “Âm thanh không hay bằng loa của mấy bà bán rong”. Còn anh Trịnh Văn Thống, tổ 19 phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) thú nhận, hầu hết các ông chồng máu mê cái món này đều đã nói dối vợ ít nhất một vài lần. Đồ mua về chỉ dám khai nửa giá là cao. Đâu phải bà vợ nào cũng tin rằng cặp loa vừa cũ vừa xấu kia có giá chục triệu. Cái cục sắt đen thui với mấy cái bóng đèn lập lòe tính bằng USD. Có ông mua được cặp loa quý, không dám mang về nhà mà chở thẳng sang nhà bạn thân, nhờ ông bạn chở sang nhà mình, rồi vào “tâu” với vợ là bạn anh nó gửi...

Mua đồ âm thanh vi tính thì khá dễ nhưng dân chơi âm thanh cổ thì rất kỳ công, đó là cả một quá trình lao động nghệ thuật thực sự. Hành trình bắt đầu từ việc chọn nhạc, mua đĩa rồi đi tìm kiếm bộ âm ly thích hợp. Đó chính là điều mà dân sành nhạc phải tự thẩm âm và nghiền ngẫm kỹ. Cách đây ba năm, anh Nguyễn Huy Thông, tổ 20, phường Hưng Thành (TP Tuyên Quang) rước về nhà cặp loa nổi tiếng khó phối ghép: Richar-Alan. Loại loa này nhiều người rước về đã buộc phải... giải tán vì khó tìm âm ly phù hợp để phối ghép. Anh hạ quyết tâm: “Phải phối ghép cho hay”. Vậy là lần lượt các dòng âm ly đều được anh lôi về “se duyên”. Cuối cùng, đã tìm được một “chàng công tử” để chinh phục được “cô nàng chảnh chọe” này, cho ra thứ âm thanh mộc mạc, liêu trai. Anh Thông cho biết, những cuộc “se duyên” ấy là điều mà người chơi âm thanh cổ thấy thú vị nhất. Tuy nhiên, cái “bộ đôi” này cũng chỉ thích hợp với một vài dòng nhạc mà người nghe tâm đắc chứ không thể “nhạc nào cũng nhảy” như loa vi tính được.

Trong cái hối hả của sự phát triển khoa học công nghệ, máy móc hiện đại vẫn có những người ngược dòng thời gian tìm về thanh âm xa xưa, tìm về “thời xa vắng” của các dòng nhạc...

Ghi chép: Giang Lam/Theo báo Tuyên Quang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !