Những nữ "đại gia" của buôn làng

Lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ nhiều chị em đồng bào dân tộc thiểu số trong Hội nghị tôn vinh các điển hình phụ nữ DTTS làm kinh tế giỏi tỉnh Lâm Đồng năm 2015.

Các chị là những “đại gia” của buôn làng, thành công trong sản xuất kinh doanh và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

Chị Ka Hối - thôn Phước Trung - xã Phước Lộc - Đạ Huoai: “Bà chủ buôn bán tạp hóa”

Những nữ

Cách đây 12 năm, gia đình chị Ka Hối thuộc diện hộ nghèo, khó khăn nhất của xã Phước Lộc - vùng kinh tế mới được tách ra từ thôn 5, xã Hà Lâm cũ. Gia đình chị đi làm thuê kiếm sống hàng ngày, đất sản xuất ít, không có vốn liếng gì để làm chủ sản xuất. Năm 2005 gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội Phụ nữ đứng ra tín chấp. Có tiền nhưng chị Ka Hối mất ngủ nhiều đêm bàn bạc với chồng nghĩ cách làm ăn, trồng cây gì, nuôi con gì? Sau nhiều đêm suy nghĩ, Ka Hối thấy ở vùng kinh tế mới này đường sá đi lại còn khó khăn, việc mua sắm tiêu dùng hàng ngày rất mất thời gian, phải vượt qua hàng trăm cây số mới đến chỗ mua hàng mà bà con không phải ai cũng có phương tiện đi lại. Xuất phát từ thực tế đó, chị Ka Hối mở quán tạp hóa nhỏ vừa kiếm thêm thu nhập vừa giúp đỡ bà con bớt khổ vì đi lại mua sắm; một số ít vốn còn lại chị dùng mua bò và chăm sóc vườn.

Kinh doanh buôn bán tạp hóa phục vụ bà con ở vùng kinh tế mới chỉ trong vòng 5 năm, gia đình chị Ka Hối đã tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Ba năm sau, vợ chồng chị bán 5 con bò được 100 triệu đồng, cùng với số tiền dành dụm tích lũy để xây một căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Các con của chị đều được học hành, con trai đầu của gia đình được đào tạo lớp sỹ quan dự bị, cháu thứ hai đang học lớp 12 và một cháu học THCS. Chị Ka Hối cho biết: “Gia đình tôi có cuộc sống tốt như hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ để có vốn sản xuất. Mình khá lên rồi thì giúp đỡ chị em còn nghèo, đã giúp tổng cộng hơn 50 triệu đồng không tính lãi. Ngoài ra, trong thôn có những chị em khó khăn, cần vốn để đầu tư mua phân bón, giống, tôi đã cho mua thiếu nợ đến khi tới mùa vụ thu hoạch thì chị em trả lại”. Biết ơn nơi trợ vốn ban đầu, chị Ka Hối tích cực tham gia hoạt động Hội, vận động chị em phụ nữ vùng kinh tế mới tham gia phong trào phụ nữ, chị được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Phước Trung. Đồng thời, nhờ buôn bán làm ăn biết tính toán, Ka Hối được chị em hội viên tin tưởng chọn làm Tổ trưởng Tổ vay vốn. Chị luôn sâu sát, nắm bắt kịp thời nguyện vọng của chị em để đề xuất với Ngân hàng CSXH cho chị em tiếp cận vay các nguồn vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình, vươn lên thoát nghèo.

Chị Kră Jăn K’Biên - thôn 4 - xã Rô Men - Đam Rông: “Bà chủ thu mua nông sản”

Những nữ

K’Biên người dân tộc Cil, xuất thân trong một gia đình nông dân hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo, với hai bàn tay trắng. Năm 2009, K’Biên vào lập nghiệp tại thôn 4, xã Rô Men, gia đình hai vợ chồng chỉ sống bằng đồng lương của cán bộ công chức, cuộc sống chật vật. Giữa năm 2009, được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ Rô Men, chị K’Biên được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có vốn đầu tư chăm sóc 1,2ha cà phê và bắt đầu công việc thu mua nông sản của những hộ sản xuất gần gia đình.

Như vậy, ngoài đồng lương, gia đình chị K’Biên đã có thêm thu nhập từ việc thu mua nông sản và vườn cà phê. Tuy nhiên, công việc của gia đình chị cũng rất vất vả, trải qua nhiều thất bại mới thành công. Bằng phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư mở rộng, đến nay gia đình chị K’Biên đã xây dựng mô hình làm kinh tế với quy mô hợp lý, mỗi năm cho thu nhập lãi ròng 450 triệu đồng liên tiếp trong 3 năm qua. Các con của gia đình chị K’Biên đều đến trường và học giỏi, có 1 cháu đang học cao đẳng và 2 cháu đang học phổ thông.

Vườn cà phê lúc đầu năng suất thấp cho thu hoạch chỉ đạt 20 - 30 triệu đồng, nên đã được gia đình cải tạo chăm sóc hiệu quả, vì vậy 3 năm qua thu lãi từ cà phê trên 60 triệu đồng/năm. Vườn cà phê của gia đình chị K’Biên trở thành điểm trình diễn thí điểm cho bà con học hỏi cách áp dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc cà phê để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Kinh tế gia đình phát triển, chị K’Biên tích cực giúp đỡ chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn cho các hội viên phụ nữ trong thôn. Hàng năm, chị K’Biên giúp cho 15 chị em có tiền để mua phân bón và trang trải cuộc sống. Gia đình chị được bình xét đạt hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. chị K’Biên chia sẻ: “Hiện nay, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế hộ. Chị em nếu biết cách tổ chức sản xuất phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Theo báo Lâm Đồng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !