Những người đàn bà cõng gạch lên thuyền
Vì cuộc sống, nhiều phụ nữ đã không ngại khó khăn, vất vả, chọn những nghề nặng nhọc không thua kém đàn ông. Trong đó, cõng gạch được xem là nghề “truyền thống” của những phụ nữ nghèo dọc kênh Chắc Đao (Châu Thành).
Công việc nặng nhọc, họ phải gồng mình cõng trên lưng hàng chục viên gạch để mưu sinh…
Sáng sớm, khi mọi người còn say giấc thì những phụ nữ cõng gạch nơi đây tất bật chuẩn bị hành trang đến các lò gạch trong xóm, bắt đầu một ngày mưu sinh mới. Theo chị Phan Thị Lê Hoa, gần 10 năm cõng gạch thuê, ngụ ấp Hòa Long 2 (thị trấn An Châu), việc làm không có giờ giấc cố định, chủ lò kêu giờ nào thì làm giờ nấy. Tiền công được trả theo từng khâu và khoảng cách đoạn đường từ lò xuống ghe. Vì cuộc sống, chị em chọn làm công đoạn nặng nhọc nhất là cõng gạch để kiếm được nhiều tiền, với giá 6.000 đồng/trụ (400 viên). Trung bình mỗi ngày, chị có thu nhập từ 60.000 – 100.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay, các lò gạch gặp nhiều khó khăn nên việc làm cũng không được thường xuyên.
Nhiều phụ nữ phải gồng mình cõng trên lưng hàng chục viên gạch vì kế sinh nhai. |
Nhìn các chị gồng mình cõng trên lưng đầy gạch (50 – 60 viên gạch) dưới trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhại, đi thoăn thoắt trên đòn dài bắt xuống ghe, chúng tôi cứ lo họ có thể quỵ ngã bất cứ lúc nào. Nhưng không, các chị vẫn đi đều, hết đợt này đến đợt khác mà không rớt một viên nào. Chị Hoa tâm sự: “Dạo này công việc không được nhiều như lúc trước nên tôi phải đi làm ở các lò gạch xa hơn để có tiền lo cho tụi nhỏ ăn học. Biết rằng, làm nghề này cực khổ nhưng mình không học hành, lại không biết buôn bán nên đành phải lao động chân tay chứ biết làm sao”.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi lấy nhau, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lệ Thủy (ấp Hòa Long 2) đều làm công trong các lò gạch gần nhà. Chồng chị phụ trách khâu kéo gạch, còn chị thì cõng gạch. Làm việc vất vả, nặng nhọc trong môi trường độc hại nhưng thu nhập của 2 vợ chồng cũng chỉ hơn 100.000 đồng/ngày mà công việc thì “3 bữa làm, 4 bữa nghỉ”. Trải qua gần 20 năm gắn bó với nghề cõng gạch, giờ đây đôi bàn tay của chị đã chai cứng, đầu khớp tay gù lên và nhiều vết sẹo trên cơ thể.
Công việc nặng nhọc nhưng thu nhập rất thấp. |
Chị Thủy chia sẻ: “Làm riết rồi quen chứ những ngày đầu mới cõng gạch, chân tay rụng rời, toàn thân ê ẩm. Chỉ cần sơ hở chút xíu là bị gạch cắt tay, đạp phải những miếng gạch nhọn là chảy máu, đau nhức nhưng phải ráng làm để kiếm sống. Nhiều lúc muốn bỏ nghề, kiếm việc gì khác làm cho đỡ cực nhưng nhà nghèo, ít học lại không có nghề nghiệp, không đi cõng gạch cũng chẳng biết làm gì nên làm tiếp…”.
Chia tay chị Thủy, chúng tôi tiếp tục đến xã Hòa Bình Thạnh để gặp chị Lê Thị Dung (ấp Hòa Hưng), người phụ nữ cõng gạch nuôi con ăn học thành tài được nhiều người dân địa phương biết đến. Hơn 20 năm qua, công việc cõng gạch, kéo gạch, chất gạch vào lò đã quá quen với chị. Ngoài ra, chị còn tiết kiệm tiền kiếm được làm vốn chăn nuôi để tăng thêm thu nhập, đảm bảo cho sinh hoạt gia đình và lo chi phí cho các con ăn học. Không phụ lòng cha mẹ, 5 đứa con chị đều chăm chỉ, cố gắng trong việc học.
Đến nay, người con thứ hai của chị đã có việc làm ổn định, 2 người học đại học, còn 2 đứa con út đang học lớp 11, 12. Chị Dung chia sẻ: “Biết rằng cõng gạch khổ lắm, nguy hiểm luôn rình rập nhưng cũng phải cố gắng làm để nuôi tụi nhỏ ăn học, sau này có nghề nghiệp ổn định tự nuôi sống bản thân, không phải vất vả như vợ chồng tôi. Mừng là tụi nhỏ đều ngoan và chăm học. Tôi cũng chỉ làm thêm vài năm nữa rồi nghỉ vì cũng đã lớn tuổi rồi”.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, niềm vui của đa số các chị em là được người thân quan tâm, chia sẻ, được nhận những bó hoa tươi thắm, những món quà ý nghĩa, nhưng với những phụ nữ làm nghề cõng gạch, niềm vui lớn nhất của họ là có việc làm thường xuyên. Nếu có mơ ước xa hơn, có lẽ họ mong có công việc khác nhẹ nhàng và ổn định để đỡ nhọc nhằn …
Những lò gạch dọc kênh Chắc Đao, nằm trên địa phận thị trấn An Châu và xã Hòa Bình Thạnh (Châu Thành) từ lâu đã là nơi tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, trong đó có không ít chị em phụ nữ. Tuy biết công việc vất vả, ảnh hưởng sức khỏe nhưng họ vẫn chấp nhận bởi hoàn cảnh gia đình nghèo khó, không nghề nghiệp lại không có đất sản xuất, đi làm công nhân thì xa nhà mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. Thế là cuộc sống của họ gắn liền với những viên gạch, bất chấp những rủi ro trong lao động.
Theo Lê Hoàng/Báo An Giang
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con
Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.
Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc
Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.
Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới
Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.
Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia
Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper
Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.
Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa
Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.