Những ngôi mộ 'vàng ròng' đình đám ở Việt Nam

Khu lăng mộ báo hiếu cha mẹ lên đến 3.000 cây vàng, quần thể mộ ngự trên mảnh đất hơn 3.000 m2, tiêu tốn hơn 1 triệu USD... là những khu "biệt thự" khiến nhiều người mới nghe đã "choáng".

Lăng mộ 3.000 cây vàng báo hiếu cha mẹ

Khu lăng mộ đình đám này được xây dựng trong vòng 2 năm với nhiều loại nguyên vật liệu quý hiếm thời bấy giờ như đá xanh mua từ Thụy Sĩ, đá núi lấy tại Ngũ Hành Sơn ở miền Trung.

Người nghĩ ra ý tưởng này là ông Hà Mỹ Suông, còn gọi là Hội đồng Suông - một đại điền chủ ở tỉnh Hà Tiên cũ hồi đầu thế kỷ 20. Do không có con ruột nối dõi tông đường nên tất cả số tiền dành dụm được ông Suông đều mua vàng dự trữ. Khi số vàng đã đựng đầy 6 thùng lớn, mỗi thùng tương đương với can 50 lít bây giờ, ông Suông quyết định xây lăng mộ làm nơi an nghỉ cho cha mẹ với mục đích đền đáp ơn sinh thành.

Những ngôi mộ 'vàng ròng' đình đám ở Việt Nam - ảnh 1

Kiến trúc độc đáo của khu lăng mộ 3.000 cây vàng.

Gần một thế kỷ trôi qua, khu lăng mộ này vẫn còn khá nguyên vẹn và thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Những khối đá quý bên lối dẫn vào khu thạch mộ được ghép từ hồi đầu thế kỷ vẫn mới tinh như vừa được đánh bóng. Tất cả khuôn viên, nền mộ và trần che nắng mưa đều được ghép từ những khối cẩm thạch mài nhẵn thín.

Phần tiếp theo là gian thờ tự, được thiết kế theo kiến trúc đình chùa 2 gian 3 chái. Ở giữa là gian thờ tự, hai chái bên cạnh dành cho người ở để hương khói. Bên trên mái lợp được tô vẽ rồng, phượng, nghê... uy nghi, bên trong gian thờ tự được điểm những bài thơ bằng chữ Hán. "Địa ngục" được thiết kế theo quan niệm 9 tầng địa ngục, mỗi tầng được mô phỏng theo quan niệm dân gian.

Lăng Đức Hoằng Nghị Đại Vương trên khu đất 10 ha

Hoằng Nghị Đại Vương là phụ thân của Trần Thủ Độ - nhà chính trị xuất sắc đã đưa Trần Cảnh mới 8 tuổi lên ngôi vua, lập ra triệu đại nhà Trần hùng mạnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Hoằng Nghị Đại Vương là người đứng ra vận động nhân dân khai canh lập ấp, phát triển nông nghiệp... khi qua đời được nhân dân lập đến thờ, tôn là Thành Hoàng. Trải qua sóng gió chiến tranh, khu đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại là một nấm đất.

Nghĩ về tổ tiên, năm 2002, nhà tỷ phú Trần Văn Sen đã mua lại gần 10 ha đất làng Mẹo, ngôi làng được mệnh danh là làng tỷ phú, đất đắt không kém thủ đô Hà Nội để xây dựng một đền thờ uy nghi.

Những ngôi mộ 'vàng ròng' đình đám ở Việt Nam - ảnh 2

Lăng - đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương.

Gia tộc họ Trần quyết định giữ nguyên ngôi mộ, và xây dựng một lăng mộ thuộc dạng hoành tráng bậc nhất Việt Nam. Móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng, chứa mộ phần của Đức Hoàng Nghị Đại Vương. Phía trên mặt đất lăng mộ gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m, nhìn vô cùng uy nghi.

Các chi tiết bên trong ngôi mộ được làm cầu kỳ, phủ một màu vàng và đỏ tuyệt đẹp với tượng các vua quan đời Trần, tất cả đều được làm bằng đồng nguyên chất, ngoài phủ vàng. Trên trần các tầng đều có chữ Phúc được viết rất xảo diệu, sắp xếp hợp lý khiến người xem phải trầm trồ.

Khu lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng

Vị đại gia đất Cảng này là ông Vũ Hồng K.. Ở tuổi "thất thập cổ lai hy", vị đại gia bậc nhất Hải Phòng một thời chỉ còn khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống. Để thực hiện điều đó, ông đã bỏ ra 9 tỷ đồng để có trong tay mảnh đất 3.000 m2 thuộc địa phận Kiến An, hải Phòng làm nơi yên nghỉ.

Ông K. cẩn thận vào khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất, được khai thác bằng sức người thay vì dùng thuốc nổ như thông thường. Phải mất 5 năm với bàn tay của hàng trăm thợ lành nghề, ý tưởng của ông mới thực sự hoàn thiện.

Những ngôi mộ 'vàng ròng' đình đám ở Việt Nam - ảnh 3

Cổng vào khu lăng mộ của đại gia đất Cảng.

Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200 m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Khuôn viên lăng mộ được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài dũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông K. được chạm khắc tỉ mỉ. Đây là khu lăng mộ được đánh giá là "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam.

Bảo Nam

(Tổng hợp)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !