Những ngóc ngách, vật dụng nguy hiểm trong ngôi nhà của bạn

Nhà là nơi bạn trở về sau một ngày mệt mỏi. Để cảm thấy thật thoải mái và khỏe mạnh, bạn cần loại bỏ những nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân.

Dưới đây là một số vị trí phổ biến trong ngôi nhà có nguy cơ nhiễm khuẩn mà bạn không ngờ tới và các giải pháp về cách duy trì một ngôi nhà an toàn.

1. Phòng bếp

Những ngóc ngách, vật dụng nguy hiểm trong ngôi nhà của bạn - ảnh 1

Trong nhà, căn bếp được xem là một trong những nơi thu hút nhiều vi khuẩn nhất. Căn bếp luôn là nơi diễn ra “cuộc chiến” giữa vi khuẩn và các bà nội trợ để giữ cho gia đình một môi trường sạch sẽ tránh xa bệnh tật. Chúng tồn tại ở những vị trí nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

- Bồn rửa: Nơi đây được xem là chứa nhiều vi khuẩn ngang ngửa bồn vệ sinh. Từ những thức ăn thừa còn sót lại sau khi rửa bát đũa, rất nhiều loại vi khuẩn bám trên thực phẩm sống… có thể lan sang bồn rửa, bám lên đôi tay bạn và từ đó gây bệnh lên người thân. Hãy đảm bảo việc vệ sinh bồn rửa thường xuyên để nơi đó không biến thành một ổ vi khuẩn!

- Bọt biển và giẻ lau: Miếng bọt biển, giẻ lau, miếng cọ xoong nồi sau mỗi lần sử dụng, nếu không vệ sinh chúng thì các loại thức ăn dính từ nồi, bát đĩa… sẽ lưu lại và là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Từ đó chúng lan truyền vi khuẩn tới các vật dụng, đồ ăn trong bếp. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng, bạn cần vệ sinh chúng thật sạch sẽ bằng cách đặt nó vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong một phút sẽ tiêu diệt được 99,9% vi khuẩn. Ngoài ra nên thay giẻ 1 tháng/lần, giặt sạch và phơi khô ngoài nắng 3 lần/tuần.

- Thớt: Dù là thớt gỗ hay thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng mặt thớt sẽ bị nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào, tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.

Hơn thế, việc sử dụng hai mặt thớt cũng là một sai lầm, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp… là nơi rất bẩn. Đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín để tránh lây nhiễm chéo và lây lan vi khuẩn E. coli, các vi khuẩn có hại khác.

Ý tưởng hữu ích là bạn hãy dùng 2 thớt, một cho thịt sống và một cho trái cây, rau quả.

- Mặt bàn: Bụi bẩn trong không khí khiến mặt bàn luôn ở trạng thái bẩn. Tuy bàn thường được lau chùi hằng ngày nhưng lượng vi trùng, vi khuẩn vẫn lên đến 2.250 con/cm2. Lượng vi khuẩn, vi trùng trên là nguyên nhân gây tiêu chảy và cũng có thể gây ra chứng hen và dị ứng ở một số người.

2. Phòng ngủ

Bạn sẽ không bao giờ một mình trên giường. Bụi, côn trùng, và rất nhiều loại vi khuẩn luôn “đồng hành” với bạn.

- Chiếc gối đưa bạn vào giấc ngủ thật không may lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe bởi vi khuẩn, bào tử nấm mốc và bụi, có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng như viêm họng, đau đầu và nghẹt mũi. Gối cần được thay ít nhất mỗi năm một lần và bạn nên thay vỏ gối vài ngày một lần.

- Đệm: Bạn dành một phần ba thời gian cuộc đời trên tấm đệm nhưng nó lại chính là một ổ bệnh lớn với: vảy da, chất dịch cơ thể, bọ ve trong bụi, vi khuẩn, bụi bẩn... Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Vì vậy phải thường xuyên làm sạch và bảo vệ đệm với một lớp ga bảo vệ không thấm bụi, chất lỏng và các hạt nhỏ.

3. Phòng tắm

Những ngóc ngách, vật dụng nguy hiểm trong ngôi nhà của bạn - ảnh 2

- Nhà vệ sinh: Mặc dù bạn đã đánh rửa rất kỹ, một chiếc bồn cầu vẫn có thể chứa đến 189 loại vi khuẩn và có tới khoảng 500.000 con vi khuẩn ở mỗi cm vuông. Vi khuẩn trong nhà vệ sinh có thể gây tả, lị, thương hàn, bệnh ngoài da, thậm chí là bệnh lây lan nguy hiểm như tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

- Bàn chải đánh răng: Bàn chải đánh răng trung bình chứa khoảng 10 triệu vi khuẩn, bao gồm cả E. coli. Vì thế, lời khuyên cho bạn là một hoặc hai lần mỗi tuần, hãy cho bàn chải của bạn vào lò vi sóng trong 10 giây để khử trùng chúng.

- Bông tắm: Trong khoảng 24 giờ, cơ thể bạn thải ra gần 1 triệu tế bào da chết, chúng bám sang bông tắm khi bạn tắm rửa. Nếu chỉ làm sạch với nước thông thường, một số vi khuẩn lẫn trong tế bào da chết đó có thể vẫn bám trụ lại được. Hãy làm sạch bông tắm của bạn hàng tuần với một dung dịch nước và chất tẩy rửa thích hợp.

Diễm Hà

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !