Những loài côn trùng sát thủ sở hữu nọc độc nhất hành tinh
Ong bắp cày ký sinh tấn công nhện |
Kiến đạn sở hữu nọc độc mạnh mẽ và rất hiệu quả, có thể lưu giữ trong thời gian từ 12 đến 24 giờ. Chúng sinh sống tại rừng nhiệt đới đất thấp ẩm từ Nicaragua và tận cùng phía đông của Honduras, và phía nam tới Paraguay. Kiến đạn có chiều dài đến 2,54 cm.
Nhà côn trùng học, tiến sĩ Justin Schmidt ở viện sinh học Tây Nam, Arizona, Mỹ cho rằng đây là loài kiến cắn đau nhất, có nọc độc thế giới.
Ông mô tả vết cắn của kiến đạn gây đau đớn tột độ giống như chúng ta đi qua, nhúng gót chân qua đống than lửa vậy. Để nghiên cứu ông đã phải trải qua nỗi đau của hơn 1.000 vết cắn từ 150 loài khác nhau.
Xếp sau kiến đạn là ong bắp cày ký sinh. Loại ong này khá hiếm chúng. Ong thường tấn công nhện góa phụ đen. Chúng giết chết con nhện bằng cách dùng độc tố của mình tiêm vào con mồi và đẻ trứng vào xác con nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn, ấu trùng ong sẽ ăn thịt con nhện và sống trong bụng con nhện 35 ngày để lột xác.
Ong bắp cày ký sinh tấn công nhện |
Con người thi thoảng cũng là đối tượng để ong tấn công. Nó là một trong những loài ong độc và gây ra số lượng ca tử vong cho con người.
Tiến sĩ Justin Schmidt xếp hạng nọc độc của ong bắp cày ký sinh ở mức độ cao nhất trong bảng xếp hạng của mình.
Với hơn 30 năm nghiên cứu về các loại nọc độc, cách các loại côn trùng sử dụng nọc tấn công kẻ thù, đến năm 1990, tiến sĩ Justin Schmidt đã xếp hạng khoảng 78 loài khác nhau. Mức 4 là loài có nọc, cắn đau nhất.
Mức 4: kiến đạn, ong bắp cày ký sinh.
Mức 3: ong vò vẽ giấy, kiến gặt (harvester ant).
Mức 2: ong mật, ong vò vẽ vàng.
Mức 1: kiến lửa đỏ, ong mồ hôi.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.