Những lễ hội cho "tình cũ" rủ về cùng nhau

Trong tiếng hò reo vui sướng, người Ma Coong được tự do tìm nơi tình tứ, “ngoại tình”. Tại chợ tình Khâu Vai, vợ đi tìm “bạn trai cũ” của vợ, chồng đi tìm “bạn gái cũ” của chồng.
Tháng Giêng là tháng của lễ hội. Thời điểm này, người dân cả nước đều rộn ràng với những nét văn hóa truyền thống của làng, xã. Một trong những lễ hội độc đáo, bí ẩn và thú vị trong tháng này chính là lễ hội về tình yêu, sự nguyên thủy của con người, sự sinh sôi nảy nở,…

Ngày hội đập trống của người Ma Coong – Quảng Bình.

Cái Tết trôi qua 15 ngày, ấy là lúc bản làng của người Ma Coong ở Thượng Trạch vui nhất. Tiếng trống vang lên, ấy là lúc lễ hội tình nhân ở đây bắt đầu. Có lẽ đây là một lễ hội duy nhất và lạ nhất của một dân tộc thiểu số nằm chót vót trên đỉnh Trường Sơn vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Về nguồn gốc của lễ hội này, chủ đất (giống như già làng của các dân tộc vùng Tây Nguyên) Đinh Xon cho biết, trải qua mấy cuộc loạn ly, lại thêm bệnh dịch hoành hành, nên tộc người Ma Coong đứng trước nguy cơ diệt vong. Thế nên, khi ấy, chủ đất đã quyết định tổ chức “đêm hội yêu đương” để duy trì, phát triển giống nòi. Theo vị chủ đất này, tiếng trống chỉ vang lên duy nhất một lần trong đêm hội tình yêu, đêm 16 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội đập trống của người dân tộc Ma Coong chỉ được tổ chức duy nhất ở bản Cà Roong – mảnh đất linh thiêng của người Ma Coong. Để tham gia lễ hội, mỗi người sẽ được lựa chọn cho mình một chiếc gậy, nó chỉ nhỉnh hơn chiếc roi một chút.

Bước vào đêm lễ hội, một chiếc trống to bằng da thú rừng được những người trong ban tổ chức treo chính giữa những khu sân rộng ngay trước nhà chủ đất. Dưới ánh trăng sáng, cả trăm ngọn nến được làm từ sáp ong được mọi người thắp lên thành những hàng dài, đối diện với cây cột treo trống. Vào lễ, thanh niên nam, nữ xếp thành hàng tròn quanh trống, cùng nhau dùng một tuần rượu, sau lời cúng tế của người “cầm cái” của chủ đất, họ tới chiếc trống, reo hò, vung roi vụt.

Những lễ hội cho

Sau khi trống vỡ, người Ma Coong được tự do... ngoại tình


Cứ mải miết, mê say đập như vậy cho đến khi nào mặt trống thủng, thành trống vỡ thì “đêm yêu đương” chính thức diễn ra. Khi ấy, ai yêu ai, ai thích ai thì cứ việc sánh đôi tản ra những cánh rừng, những hốc đá hay những triền suối ở ngay cạnh đó để… tâm sự. Khi ấy, việc ai người ấy…làm, chỉ có trời, có đất chứng kiến chứ chẳng ai ngó nghiêng, can thiệp.

Đây là đêm duy nhất trong năm người Ma Coong cho phép ngoại tình. Những người đàn ông, đàn bà đã có gia đình cũng được phép gắn kết nhau, được bỏ nhà một đếm với người mà họ thích. Đêm của ngoại tình không có dị nghị, không lời ra tiếng vào và không có sự ghen tuông. Sau đêm đó, ai về nhà nấy, họ lại cùng vợ cùng chồng lên nương, xuống suối tiếp tục làm nương rẫy. Còn trong năm, nếu có ai ngoại tình thì bị làng phạt vạ rất nặng, bị đuổi khỏi bản.

Khâu Vai – chợ “tình một đêm”.

Khâu Vai nằm trong một thung lũng đẹp, xung quanh là những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây khói. Tại nơi đây, cứ vào tối 26/3 Âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân vùng cao ở Mèo Vạc lại đổ về Khâu Vai tham gia chợ tình.

Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “chợ phong lưu” đã có từ rất lâu. Đây là nơi để người ta tìm về với nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người yêu nhau thực sự nhưng không lấy được nhau, nay mỗi người một duyên phận. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về chợ tình Khâu Vai để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách. Có nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình.
Những lễ hội cho

Đêm ở chợ tình Khâu Vai.


Nhưng sự cho phép những phút giây “ngoài vợ, ngoài chồng” đó chỉ có và được phép diễn ra trong ngày chợ tình diễn ra, hết ngày 27/3 (Âm lịch) thì “cửa lòng” phải đóng lại, mọi hành vi tương tự đều bị coi là vi phạm luật tục và pháp luật, đều bị trừng phạt theo mức độ vi phạm.

Tuy nhiên, từ năm 1991 trở lại đây, chợ Khâu Vai không còn ý nghĩa nguyên thủy của nó nữa. Những người tình cũ tìm gặp nhau ít hơn, thay vào đó là những thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, những cặp vợ chồng hẹn hò nhau vui vẻ.

Biến dạng trước “cuồng phong’ của cuộc sống và số phận buồn của những đứa trẻ không cha.

Đêm đập trống và chợ tình Khâu Vai chỉ là hai trong số nhiều lễ hội tình nhân của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trước những cơn lốc của sự thương mại hóa, của những người “đục nước thả câu”, những lễ hội này đang dần mất đi ý nghĩa ban đầu của nó.

1. “Chợ tình Khâu Vai đang chết dần” là nhận xét của Jay Her, một người Mỹ gốc H’Mông đến từ Minnesota khi đặt chân tới Khâu Vai với mục đích tìm lại nguồn gốc văn hóa của mình.

Trước đây, người Mông (tộc người chiếm 80% dân số tại Mèo Vạc) có quan niệm nếu đã đến chợ tình Khâu Vai thì phải uống rượu và uống thật say, như vậy mới thật lòng. Hình ảnh những người đàn ông, phụ nữ người Mông uống rượu đến say mèm, ngủ ngay trên đường về đã trở thành một trong những nét văn hóa của phiên chợ tình độc đáo này.


Những lễ hội cho

Người vợ ngồi "canh" cho chồng ngủ dọc đường.


Nhưng theo thời gian, tác động của thương mại hóa và từ chính các cấp quản lý đã khiến chợ tình Khâu Vai mất đi vẻ mộc mạc ngày nào. Sự xuất hiện của những con đường lát gạch, những ngôi trường mới và hàng trăm các cửa hàng, các dịch vụ “ăn theo” hay nhiều hình thức giải trí đang làm cho khu chợ tình ngày càng nhạt dần.

Nhiều du khách đến đây đã không giấu nổi sự thất vọng khi phải nhìn thấy một chợ tình gần trăm năm tuổi đang dần mất hút trước “cơn cuồng phong” của thương mại hóa. Tuy nhiên, trong khi nhiều khách du lịch than thở về sự biến đổi của chợ tình, thì gần như rất ít người dân địa phương để ý đến chuyện này. Màn đêm buông xuống, đèn neon chiếu sáng một mảnh vải may tay, những trang phục thêu và những chiếc răng mạ vàng.

2. Ngày hội đập trống của người Ma Coong vẫn diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm, vẫn vui vẻ, nhộn nhịp, nhưng cũng tại nơi đó, nhiều đứa trẻ ra đời mà không biết ai là cha mình.

Trước đây, khi dân số người Ma Coong còn ít thì những đứa trẻ được sinh ra trong đêm nồng cháy đó được dân bản góp công sức nuôi nấng. Tuy nhiên, bây giờ, khi dân số bùng nổ, “ưu đãi” đó đã không còn nữa.

Khi việc có mang trong đêm đập trống không được khuyến khích thì cô gái nào không may “đeo ba lô ngược” nhưng không quy được trách nhiệm cho ai sẽ bị dân làng bắt vạ. Theo đó, cô gái không may ấy phải nộp cho làng một bình rượu cần, một con gà và vài chục nghìn đồng. “Gọi là phạt vạ nhưng những vật phẩm ấy dùng để cúng Giàng, mong Giàng phù hộ cho chúng nó (những người không chồng mà chửa) được mạng khỏe khi một mình vượt cạn” – chủ đất Đinh Xon tâm sự.

Bây giờ, hội đập trống không chỉ của riêng trai, gái người Ma Coong mà nhiều chàng trai miền xuôi cũng chầu chực đêm hội này để băng rừng vượt khe tìm đến. Có người đi đến bởi sự hiếu kỳ, nhưng cũng có kẻ đến vì mục đích tìm vui. Chính bởi mục đích xấu xa này mà hiện tại, nhiều sơn nữ ở đây không chồng mà chửa. Thậm chí có cô gái nhẹ dạ, khi sinh con cũng không biết bố của con mình là ai, đến từ phương trời nào.

Những đứa trẻ là kết quả của đêm hội đập trống được sinh ra ngày càng nhiều, cái đói, cái nghèo theo đó mà vẫn đeo bám người Ma Coong. Và không ít người tự hỏi, số phận của những đứa trẻ không cha này sẽ trôi về đâu?

Theo Webphunu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !