Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc ung thư giai đoạn đầu
Khi có những biểu hiện dưới đây bạn cần đi gặp bác sĩ gấp vì có thể bạn đã mắc ung thư giai đoạn đầu.
Sụt cân bất thường
Chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, không luyện tập thể dục hay làm bất cứ biện pháp nào để giảm cân mà bỗng dưng thấy sụt cân một cách nhanh chóng từ 4-5kg trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Khi đó hãy cảnh giác vì bạn có thể mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày hay một bệnh nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Phát hiện càng sớm bệnh ung thư càng dễ kéo dài sự sống |
Đầy hơi
Hầu hết chị em phụ nữ thường phải chịu cảm giác đầy hơi, khó chịu mỗi khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Tuy nhiên, gần đây bạn phát hiện ra mình thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, lúc nào cũng luôn thấy mình no, mặc dù nó không có liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt hay một phương pháp trữ nước nào khác.
Thậm chí bạn không thể mặc vừa quần vì cái bụng đầy hơi của mình. Thì hãy nhanh chóng đi khám vì rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng.
Chảy máu bất thường
Sự chảy máu bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt của bạn như máu kinh kéo dài, máu chảy ồ ạt, đột ngột giữa chu kỳ,…kèm theo triệu chứng đau vùng bụng, khí hư bất thường, đau khi quan hệ,...
Thậm chí là nước tiểu có máu hay đau ở âm đạo thì nên nhanh chóng đi khám sớm vì đây là dấu hiệu thường gặp ở người bị ung thư cổ tử cung.
Một trường hợp nữa là chảy máu cam, nếu bạn thường xuyên chảy máu cam mà khó ngưng lại thì đây cũng rất có thể là bạn đã mắc ung thư vòm họng.
Những thay đổi ở vú
Màu sắc núm vú, bề mặt vú thay đổi, xuất hiện u bất thường, cảm giác đau, nổi mẩn đỏ, tiết dịc bất thường thì nên đi khám ung thư vú ngay.
Những thay đổi ở da
Da chuyển màu tối, mụn cóc, nốt ruồi mọc lên với hình dáng, kích thước không bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư da.
Hoặc có thể do sự thay đổi, rối loạn nội tiết tố gây nên, tuy nhiên bạn nên đi khám sớm để đề phòng bất trắc.
Khó nuốt và khó tiêu
Gần đây bạn ăn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.
Khi ăn uống ở chế độ bình thường, không chứa những đồ ăn gây khó tiêu hay đầy hơi mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng,…
Có khả năng là bạn mắc bệnh ung thư dạ dày hay một chứng bệnh nào đó liên quan đến hệ thống tiêu hóa của bạn.
Ho ra máu
Ho dai dẳng, ho ra máu có thể là biểu hiện của ung thư phổi, viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản biến chứng,…Không loại trừ được khả năng bệnh nào, vì vậy bạn cần đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân của triệu chứng này.
Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có ở vùng hai bên cổ, vùng háng của bạn, nó là thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Khi bạn bị nhiễm trùng, hay bị tổn thương ở hai vùng này thì hạch bạch huyết sẽ bị sưng đau nhưng sẽ trở lại trạng thái bình thường khi bạn khỏi bệnh.
Khi hạch bạch huyết sưng đau, hoặc sưng không đau mà cơ thể không hề có bất cứ tổn thương nào thì bạn nên đi khám gấp bởi nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu hay hạch bạch huyết.
Vết loét ở miệng
Miệng xuất hiện các mảng trắng ở niêm mạc miệng, đốm trắng ở lưỡi, lở loét môi hoặc miệng,…thì nên di khám khoang miệng sớm vì rất có thể bạn bị ung thư khoang miệng.
Mệt mỏi
Rất dễ bị mệt mỏi khi chúng ta vận động mạnh, lao động nặng nhọc, làm việc quá sức,…khiến cơ thể bị suy nhược. Nhưng sau khi được nghỉ ngơi bạn sẽ sớm bình phục trở lại.
Tuy nhiên, khi bạn không có bất kỳ hoạt động mạnh nào cũng như chế độ dinh dưỡng của bạn không có vấn đề gì nhưng lại khá mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài, thậm chí khiến cơ thể bị suy nhược.
Rất có khả năng bạn đang bị ung thư dạ dày, đường ruột,….
Phòng ngừa ung thư như thế nào?
Tất cả các bệnh tật đều phát sinh trong môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn. Do đó, để phòng tránh ung thư bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
Duy trì cân nặng bình thường
Thừa cân sẽ khiến lượng mỡ dư thừa sản sinh estrogen trong máu cũng có thể dẫn tới ung thư. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng lý tưởng để phòng tránh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở nữ giới.
Kiểm tra tiền sử gia đình
Yếu tố di truyền, dây truyền của căn bệnh ung thư là khá cao. Nếu gia đình đã từng có người mắc ung thư vú thì nên chú ý đến chế độ dự phòng ung thư.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn sớm phát hiện mầm mống của bệnh tật, kể cả ung thư cũng có thể phát hiện được.
Hạn chế uống rượu bia
Rượu bia vô cùng có hại đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Nó có thể khiến bạn bị ung thư gan, ung thư dạ dày, thực quản,…nếu sử dụng vô tội vạ, kèm theo các loại mồi nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo,…
Không hút thuốc lá
Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, thậm chí là ung thư vú. Do đó, không hút thuốc lá sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ ung thư khá cao.
Hạn chế ăn đồ chiên rán, nướng, hun khói
Thực phẩm chiên rán,nhiều dầu mỡ, đồ nướng, hun khói như: xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, lạp xườn,…
Những thực phẩm này được làm chín với nhiệt độ cao sẽ gây phát sinh ra các chất gây ung thư như: polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH), nitrit,…
Luyện tập
Không chỉ giúp cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh mà luyện tập còn giúp bạn đốt cháy các chất dưa thừa trong cơ thể. Nếu bị tích tụ lại lâu ngày chúng sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí làm thúc đẩy gốc tự do, tế bào ung thư phát triển,…
Ăn những thực phẩm ngừa ung thư
Bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm chứa chất chống ung thư cao như: tỏi, bông cải xanh, cà chua, của cải trắng, cà rốt, nấm hương, cà tím, táo,…để tăng cường hệ miễng dịch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Nguồn TTT