Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn
Các nhà khoa học phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch của con người sống cách đây khoảng 5.760 đến 19.100 năm trước ở châu Phi
Phát hiện mới làm sáng tỏ cuộc sống trong các cộng đồng cổ đại ở lục đại đen. Đây cũng là bộ sưu tập dấu chân hóa thạch nhiều nhất được tìm thấy ở châu Phi.
Sinh vật biển kỳ lạ mang tên đôla cát
Đôla cát, thoạt nghe tên giống như loại phương thức mua bán từ xa xưa nhưng thực tế đó là tên gọi của một loài sinh vật biển với nhiều sự thật thú vị.
Theo tờ CNN, các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 408 dấu chân, tạo thành 17 đường mòn khác nhau, thuộc về 14 người phụ nữ trưởng thành và 1 nam thiếu niên.
Kevin Hatala, tác giả nghiên cứu và trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Chatham ở Pennsylvania, cho biết: "Những vết chân dính trong khu vực bùn dính núi lửa, khi nó khô lại, nó cứng như xi măng. Bề mặt dấu chân rất đàn hồi. Các lớp trầm tích khác cũng chôn vùi bề mặt này, giúp hình thành các lớp bảo vệ che chắn bề mặt khỏi các yếu tố ngoại lai tác động trong hàng ngàn năm".
Dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn |
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học vào hôm qua. Năm 2008, cộng đồng người Maasai ở địa phương đã phát hiện và chia sẽ thông tin này với các nhà bảo tồn. Họ mở rộng tìm kiếm và phát hiện ở một vài địa điểm như Engare Sero, phía nam hồ Natron, phía bắc Tanzania.
Năm 2009, nhờ sự xói mòn tự nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện khoảng 56 dấu chân. Những cuộc khai quật sau đó vào giữa năm 2009 đến 2012, họ phát hiện phần còn lại.
17 đường mòn thực hiện di chuyển cùng tốc độ, đi về hướng nam.
Dấu chân hóa thạch được đánh giá là vô cùng độc đáo, có một không hai vì chúng lưu giữ bằng chứng về hành vi và hoạt động của con người cổ đại.
Hatala nói rằng: "Dấu chân lưu giữ những thước phim tuyệt vời về quá khứ, qua đó chúng ta có thể quan sát trực tiếp ảnh chụp nhanh về đoàn người di chuyển qua khung cảnh vào thời điểm cụ thể".
Hatala cũng cho rằng chúng đưa ra thông báo về việc mọi người di chuyển nhanh như thế nào, đi theo hướng nào, bàn chân kích thước lớn đến cỡ nào và đi theo nhóm hay không. Với những chi tiết phong phú như vậy, rất khó phát hiện được qua các dạng dữ liệu khác.
Các nhà khoa học phát hiện khoảng 408 dấu chân người ở Tanzania |
Qua nghiên cứu dữ liệu, so sánh với các mô hình của xã hội săn bắn hái lượm hiện đại, các nhà khoa học nhận ra rằng hiếm khi những người phụ nữ trưởng thành đi thành nhóm lớn cùng nhau mà không có đàn ông trưởng thành hoặc thiếu niên đi cùng.
Hatala cho biết: "Trong các hoạt động tìm kiếm thức ăn hợp tác, một số phụ nữ trưởng thành tìm kiếm thức ăn cùng nhau, có thể đi kèm với một hoặc hai người đàn ông khác. Họ có thể mang theo trẻ sơ sinh, những trẻ nhỏ đã đi được sẽ ở nhà không tham gia vào quá trình đi tìm thức ăn".
Những người phụ nữ trong nhóm đi cùng một tốc độ, cùng hướng với người đàn ông. Điều này cho thấy, lao động phân chia theo giới tính trong cộng đồng người cổ đại. Nó tương tự hành vi của các xã hội săn bắn hái lượm ở Aché và Hadza, Paraguay và Tanzania.
Dữ liệu hóa thạch về loài người rất hiếm khi phát hiện ở khu vực này, do vậy, phát hiện của nhóm nhà nghiên cứu Hatala vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, họ cũng tìm thấy bằng chứng về một số loài động vật như ngựa vằn, linh dương, trâu về phía tây nam. Những loài động vật này đang sống trong cùng một cảnh quan với những người có dấu chân trên.
Hatala hi vọng nghiên cứu của họ thúc đẩy nghiên cứu trong tương lai và vấn đề quan trọng bây giờ là một kế hoạch bảo tồn dài hạn.
Hoàng Dung (lược dịch)