Những con số "khổng lồ" về Trung Quốc qua dịp Tết

Trong dịp Tết cổ truyền, người Trung Quốc đã thực hiện 3,65 tỷ lần di chuyển, 145 triệu người di chuyển bằng tàu hỏa, 24 triệu người đi lại bằng máy bay và có đến 80% số chuyến bay thường xuyên bị trễ

Theo truyền thống, phần lớn người Trung Quốc sẽ về quê đón Tết mới cùng với gia đình. Trước những ngày này, số lượng người và quà qua lại tăng lên chóng mặt, ước tính có khoảng 3,65 tỉ lần đi lại trong khoảng thời gian 40 ngày. Điểm thú vị của những chuyến đi này là chúng không chỉ cho thấy quy luật di chuyển của người dân, mà còn cho thấy những sự thay đổi đáng chú ý trong suốt 10 năm qua, qua đó phản ánh những biến chuyển lớn của nền kinh tế Trung Quốc.

Những con số

Người dân Trung Quốc đổ về quê ăn Tết.

1. Di dân. Các thành phố ven biển của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển trước tiên, và nhờ việc lương của những người lao động tại các thành phố này tăng lên, nhiều người đã đến sống ở thành phố này để tìm kiếm cơ hội mới. Theo số liệu của tổ chức phi chính phủ Thông tin Lao Động Trung Quốc, đất nước có khoảng 262 triệu người tỉnh lẻ di dời đến các thành phố lớn để tìm việc làm, tương đương với toàn bộ dân số của nước Mỹ trừ các bang California và Florida. 

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ước tính gần 200 triệu người đã chuyển đến các khu vực thành thị ở Đông Á trong khoảng thời gian 2000 – 2010. Con số này tương đương với một đất nước có dân số đứng thứ 6 trên thế giới. 

Bản đồ dưới đây cho thấy dòng người khổng lồ, rất nhiều người trong số đó là người làm công và sinh viên đại học, trở về quê từ Bắc Kinh và Thượng Hải, cũng như các thành phố công nghiệp xung quanh Thâm Quyến ở phía Nam. 

2. Đô thị hóa. Khoảng 50% lãnh thổ Trung Quốc giờ đây đã được đô thị hóa, nhưng vẫn còn một nửa dân số đất nước vẫn sống ở các vùng quê. Tỉ lệ người thành thị sẽ còn cao hơn nữa nếu không có hai trở ngại. Thứ nhất, chính quyền các vùng đô thị tỏ ra rất dè dặt trong việc cấp hộ khẩu cho những người vùng quê, nhờ đó họ sẽ nhận được phúc lợi xã hội. Thứ hai, đất vùng quê Trung Quốc là tài sản chung. Người nông dân có thể kiếm sống trên đất quê, nhưng anh hoặc cô ta không thể đem bán nó khi rời đi, điều đó có nghĩa là họ sẽ bỏ lại tài sản chính của mình nếu muốn di dân.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đang thay đổi. Lương ở các thành phố ven biển cao đến mức một vài hãng sản xuất buộc phải chuyển địa bàn về sâu trong nội đia. Người dân địa phương vẫn có thể chuyển đi, nhưng một số lại chọn đến ở nơi khác gần nơi cũ còn số khác thì ở lại. Xu hướng này, cùng với việc chính phủ ngày càng đầu tư nhiều hơn, có nghĩa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất giờ đây nằm ở vùng quê.

Những con số

Ảnh minh họa

3. Đường tàu. Một điểm đáng nói khác từ các bản đồ này đó là mật độ dày đặc của hệ thống tàu hỏa, đã tăng hơn 50% kể từ năm 2000. Ước tính 145 triệu người đi bằng tàu hỏa trong ngày Tết, tăng lên so với con số 105 triệu người của 5 năm trước đó. Bản đồ dưới đây cho thấy một tuyến đường chính từ trung tâm Trung Quốc ra đến tận tỉnh Tân Cương ở cực tây đất nước, cũng như một số đường nhỏ ở các thành phố chạy dọc theo tuyến đường lớn này. Ở phía Nam, chúng ta có thể nhìn thấy một số đường sáng cho thấy các trạm quanh thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng.

4. Xe hơi. Mặc dù tàu tốc hành ngày càng là một lựa chọn tiện lợi, xe hơi là biểu tượng của địa vị xã hội ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Nhiều người Trung Quốc thích trở về nhà theo cách này để gây chú ý cũng như tiện thăm họ hàng. Theo thống kê của chính phủ, phần lớn 80 triệu người trên đường vào ngày 16/2 phần lớn đều sử dụng xe hơi.

5. Hàng không. Baidu cũng theo dõi số lượng người đi lại bằng đường không, năm nay có khoảng 24 triệu người. Máy bay đắt hơn tàu hỏa và chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Nhưng hàng không Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề: theo một báo cáo năm 2013 của trang web FlightStats, khoảng 80% chuyến bay từ Bắc Kinh bị trễ giờ, còn ở Thượng Hải và Quảng Châu, con số đó là 70%.

Với số người lao động trở về quê, Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn ven biển vốn là nhà của hàng triệu người trở nên trống vắng hơn. Nhưng mặc dù dân cư ở thành thị trở nên thưa thớt, tuần lễ Tết vẫn rất bận rộn với nhiều người.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang Forbes.com, thuộc Tập đoàn truyền thông Forbes của Mỹ, cùng chủ sở hữu của Tạp chí Forbes. Forbes.com đề cập sâu đến nhiều lĩnh vực từ sự kiện kinh doanh đến tài chính hiện nay và phong cách sống cao cấp.

Anh Tuấn (lược dịch)

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !