Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn

Sống ở giữ rừng sâu đại ngàn Trường Sơn, bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh – Quảng Bình) đến hôm nay vẫn chưa có đường vào bản, chưa có điện, chưa có trạm y tế và nước sạch để dùng.

Quây quần bên suối Dốc Mây

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 1

Bản Dốc Mây biệt lập trong rừng, những ngôi nhà nằm xem đá núi.

Bản Dốc Mây có 19 hộ dân với 99 nhân khẩu, sống quây quần trên một diện tích nhỏ, lọt thỏm giữa hai dãy núi sừng sững, bên con suối nhỏ gập ghềnh đá thác.

Nơi dựng cất nhà của dân Bản là một bãi đất tương đối bằng phẳng, xen lẫn những tảng đá mồ côi mọc lên san sát. Những ngôi nhà sàn bằng gỗ, lợp mái tôn thành hai 2 dãy chính quay mặt vào nhau, được dựng cách nhau chừng vài chục mét.

Thượng úy Hồ Manh - Đội trưởng đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết: Người dân bản Dốc Mây là dân tộc Vân Kiều trước đây sinh sống ở khu vực các xã Mỹ Thủy, Lệ Ninh (huyện Lệ Thủy). Năm 1947, khi Pháp xâm lược Việt Nam, các trận càn quét của lính lê dương đã giết hại nhiều người, nên các già làng đã ngồi lại và bàn việc đưa dân chạy vào rừng. Một nhánh đi về rừng phía tây Ngân Thủy (Lệ Thủy), một nhánh theo sông Long Đại lên vùng này với vùng Thượng Trạch (Bố Trạch) và một nhánh đi xa hơn là sang bên Lào.

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 2

Cô gái Vân Kiều ở Bản Dốc Mây đang giã ngô nấu bữa tối

Người dân lên vùng này hình thành nhiều bản ở xa nhau, cách biệt nhau. Một số bản chỉ có được 7-8 hộ dân, nên chính quyền địa phương đã di dời ra sáp nhập với các bản khác như Bản Bụt ra nhập với Bản Cổ Tràng, Bản Địu Đơn và Bản Là A di dời ra sáp nhập với Bản Trung Sơn. Còn Bản Dốc Mây, năm 2004, Nhà nước hỗ trợ các hộ dân làm nhà, và địa phương mang tôn vào hỗ trợ người dân lợp mái nhà.

Bản Dốc Mây hình thành sát cạnh con suối Dốc Mây nước róc rách bốn mùa. Con suối cung cấp nước cho bà con sinh hoạt, nấu ăn tắm giặt. Con suối cũng là nguồn cung cấp con cá, con ốc cho dân làng trong những ngày hết lương thực trong nhà. Bữa cơm gạo rẫy, rau rừng có con cá suối làm những đứa trẻ cũng ngon miệng hơn, dễ ăn hơn.

Người dân bắt cá suối bằng a-nuộc (a-nuộc la tiếng địa phương gọi dụng cụ bắt cá giống như cái vợt của người miền xuôi, nhưng to hơn) bằng cách dùng tay lùa từng đàn cá suối từ từ vào trong rồi nhẹ nhàng vợt lên. Những con cá bống khe nhỏ, được người dân mang về nấu với măng rừng, hay xào với hoa chuối rừng dùng trong các bữa ăn hàng ngày.

Ngoài cung cấp cá và ốc, con suối Dống Mây cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho dân bản. Vợ chồng anh Hồ Dũng-Hồ Thị Hà kể “dân ở đây phải dùng nước dưới suối, lấy can xuống gánh nước lên, đường xuống suối dốc khó đi lắm. Nhà nào cũng có dụng cụ đựng nước mưa, nhưng trời ít mưa nên dùng nước suối”.

Dân bản nhà nào cũng có dụng cụ hứng nước mưa, chỉ có ít nhà có bồn to của các nhà tài trợ cho, còn lại là đựng trong thau, chậu nên được ít. Nước suối được mang về nấu ăn, và uống, còn tắm giặt thì người dân lại ra suối.

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 3

Những người phụ nữ Vân Kiều ở bản Dốc Mây dùng a-nuộc để bắt cá

Chiều chiều, trẻ con người lớn từng tốp ra suối tắm giặt. Những đứa trẻ tắm xong leo trèo trên những tảng đá nô đùa. Về phía thượng nguồn có một cái đập kè bằng đá cuội lót bạt để ngăn nước, anh Hồ Văn Bình cho biết “Cái đập đó là đập thủy điện của nhà Hồ Hải, dân chỉ được tắm giặt ở dưới con đập đó, còn nước trên đập là để lấy về nấu ăn”.

Trên con suối Dốc Mây có 4 cái đập thủy điện của 4 hộ dân. Họ tự ngăn suối tích nước rồi mua máy về lắp vào làm thủy điện cho gia đình dùng. Nước suối nhỏ, cạn nên ban ngày họ đóng đập tích nước, ban đêm xả nước để phát điện. Ngoài 4 hộ có điện dùng, còn các hộ khác thì đêm về mang đèn pin, ăc quy sang để xin nạp điện nhờ.

Thiếu điều kiện để phát triển

Trong bản Dốc Mây, nhà nào cũng chăm lo chăn nuôi trâu, bò, gà và lợn. Trâu và bò được thả vào rừng, thành từng đàn, tối được lùa về chuồng nhốt. Lợn gà thì thả rông, ngày tự kiếm ăn, tối về ngủ dưới nền nhà sàn. Lợn được người dân cho ăn bằng cây chuối rừng và rau khoai lang, cùng quả mít thái nhỏ.

Không có đường sá giao thương, nên trâu, bò, lợn, gà nuôi ra không bán ra ngoài được, chủ yếu để phục vụ trong các dịp tết và lễ, nộp phạt và nhiều nhất là để cúng “chữa bệnh”.

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 4

Một cháu bé hơn 13 tuổi Bản Dốc Mây theo mẹ ra mua hàng ở dưới xuôi. Mẹ gùi 20kg gạo, con gùi 10kg thực phẩm đang trên đường về nhà.

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 5

Mít là một loại thực phẩm theo mùa, được bà con sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

“Nuôi gà, nuôi heo cũng được nhiều, nhưng không bán được vì không ai vào mua. Nuôi heo chủ yếu để chữa bệnh thôi. Ở trong này không có thuốc như ngoài kia nên phải cúng. Những bệnh như đau bụng, đi ngoài không được, trẻ con ốm…là do ma làm hết. Khi đi rừng, làm rẫy về bị ốm đau cũng do ma quậy phá, nên phải làm lễ cúng ma. Cúng thì mình tùy theo bệnh và do ma nhà hay ma xứ quậy. Nếu ma nhà thì ma do tổ tiên những người đã chết làm thì mình cúng trong nhà mình, sau đó mời anh em đến uống rượu. Còn nếu ma xứ thì mình phải cúng ngoài sân nhà cộng đồng, rồi mời cả bản ăn uống. Nếu cúng ma không khỏi thì nhờ người gùi bệnh nhân ra bệnh viện” anh Hồ Văn Lương kể.

Lợn, gà cũng dùng vào việc nộp phạt cho bản như khi vi phạm gì đó thì phải mổ lợn, gà làm mâm cơm mời dân Bản ăn uống. Ngoài ra nhà nào nhiều nhiều con lợn thì tết chung nhau làm một con để ăn tết vui hơn.

Vì không có trạm y tế, không có thuốc men, nên nhiều người bị ốm đau rồi chết. Gia đình chị Hồ Pòn có 4 người con, 2 trai 2 gái thì 2 người con trai bị ốm rồi chết, chồng chị bị bệnh tai biến nằm một chỗ.

Chị kể “năm con gái đầu của mình 10 tuổi thì chồng bị ốm nằm một chỗ, mình khổ, chồng mình khổ, con mình khổ, rồi 2 đứa con bị ốm mất. Mình phải lấy chồng ni (chị chỉ về người đàn ông nhỏ người có tay trái bị tật bên cạnh) để nuôi chồng mình. Mình với chồng sau không có con, nhưng sống trong nhà hạnh phúc lắm, chồng mình thương mình, siêng làm không đánh mình”.

Dân Bản Dốc Mây thiếu thốn về thuốc và kiến thức chữa bệnh, cũng như thiếu điện để phát triển sản xuất, và đường sá đi lại để giao thương, giống tốt để tăng năng suất… Dù cuộc sống tự cung, tự cấp, nhưng bù lại dân bản rất siêng năng chăm chỉ. Nhà nào cũng ngăn nắp, hết mùa làm rẫy trồng cây thì đàn ông đi làm cá suối, đàn bà ở nhà kiếm rau canh.

Những chuyện khó tin ở bản Dốc Mây, kỳ 2: Bản “Bốn Không” giữa đại ngàn - ảnh 6

Người dân Bản Dốc Mây sử dụng nước suối để nấu ăn và sinh hoạt.

“Người dân ở đây không phá rừng, họ được bộ đội biên phòng dạy chữ vào buổi tối, không phát rẫy mới nữa mà làm rẫy cố định luôn. Trên rẫy trồng nhiều thứ như lúa, ngô, bín (bầu, bí) ớt, chuối khoai lang, mía.. và cả trồng thuốc lá để về phơi hút. Năm nay mưa nhiều rẫy đốt không được, nhưng nhà nào cũng có gạo ăn, có nhà gạo năm trước đang còn chưa ăn hết” anh Hồ Thùa-phó bản cho biết.

Người dân đa số biết đọc, biết viết thành thạo, nhưng vì cách trở nên điều kiện để giao thương phát triển kinh tế đang là bước cản lớn nhất. Sắp tới dự án điện năng lượng mặt trời được xây dựng ở Bản sẽ từng bước thay đổi cuộc sống nơi đây. Và người dân hy vọng con đường công vụ thi công dự án điện mặt trời sắp tới thành con đường kết nối dân Bản với thế giới bên ngoài.

Như lời thiếu tá Biên phòng Hồ Tiến Dũng “khi có được con đường thì động lực sẽ khác, người dân sẽ thay đổi cách làm kinh tế ngay, thoát khỏi tự cung tự cấp là cuộc sống sẽ khác, và việc đảm bảo ổn định an ninh lương thực và gìn giữ biên giới của đất nước cũng được cũng cố vững chắc thêm”.

Thanh Hà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !