Những chuyện cảm động về ông Nguyễn Bá Thanh (Bài 1)

Trong những năm tháng công tác tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh từng có những việc làm hết sức cụ thể hướng đến những người nghèo, những hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội, gây xúc động lòng người!

Chuyện của những người từng cận kề cái chết

Chị Trần Thị Minh Nguyệt (ở xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho hay, năm 2009, chị vừa bị bệnh tim lại vừa bị ung thư vú, không biết lấy đâu ra tiền chạy chữa. Nghe cán bộ xã bảo xuống tìm Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP sẽ được Hội đứng ra lo hết, chị rất mừng nhưng cũng bán tín, bán nghi.

Những chuyện cảm động về ông Nguyễn Bá Thanh (Bài 1) - ảnh 1
Ông Nguyễn Bá Thanh tặng quà, động viên chị Trần Thị Minh Nguyệt (Ảnh: HC)

Chị Minh Nguyệt kể: “Tui chỉ là một phụ nữ đơn thân, nghèo nhất thôn Lục Mỹ này, xa TP lắm, mỗi lần đi viện là khổ ghê lắm, không đi được. Nhưng vì không còn biết trông chờ vào ai nên tui nhờ người chở xuống Hội, không ngờ được Hội lo cho chữa bệnh miễn phí. Nếu không nhờ Hội chắc tui chết rồi chứ không còn sống đến hôm nay. Cái ơn ni tui sống để bụng, chết mang theo chứ không bao giờ quên”.

Cháu Phạm Thục Trinh (12 tuổi) được Hội tài trợ mổ tim miễn phí khi còn học lớp 5 (trường tiểu học Nguyễn Du, Đà Nẵng) kể lại, cháu bị bệnh tim bẩm sinh nên từ nhỏ sức khoẻ rất yếu, đến trường hay bị ngất xủi. Đêm đêm cháu mệt không ngủ được, mẹ ôm cháu vào lòng mà nước mắt tuôn rơi.

“Lúc đó gia đình cháu thuê nhà ở số 60 Phạm Văn Bạch (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu). Các bác sĩ nói bệnh của cháu cần phải mổ sớm, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Nhưng ba mẹ phải đi làm thuê nuôi 2 con nhỏ nên không có tiền chạy chữa. Nhà cháu quá nghèo, ba mẹ phải chạy ăn từng bữa, rồi phải trả tiền thuê nhà, lấy đâu ra số tiền quá lớn để mổ tim cho cháu” – cháu Thục Trinh bồi hồi nhớ lại.

Thật may mắn, cháu được các cô chú ở Hội đến thăm, hướng dẫn làm hồ sơ và giúp cháu được mổ tim miễn phí. Thậm chí Hội còn đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng mổ kín để cháu không mất máu nhiều và không có sẹo vì cháu là con gái. Nhưng do bệnh tim của cháu quá nặng, không thể mổ kín được nên bệnh viện phải mổ hở. "Đến nay sức khoẻ của cháu đã bình phục, gia đình cháu hết sức vui mừng. Mẹ cháu nói cháu được Hội sinh ra lần thứ hai!" - cháu Phạm Thục Trinh xúc động nói.

Trên đây chỉ là hai trong hàng ngàn trường hợp đã được Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng giúp đỡ thông qua hai chương trình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nghèo tại cộng đồng và chữa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh do Hội tập trung triển khai suốt 12 năm qua. Thậm chí có trường hợp đặc biệt như gia đình cháu Phạm Thục Trinh, năm 2012 còn được ông Nguyễn Bá Thanh, khi đó là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP kiêm Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng cấp căn hộ chung cư để không còn phải ở nhà thuê…

Ông Nguyễn Bá Thanh "bị" bệnh nhân nghèo gõ cửa lúc nửa đêm

Tuy nhiên, ít ai biết ý tưởng về việc thành lập Hội này lại đến với ông Nguyễn Bá Thanh sau một lần ông bị người dân dựng dậy lúc nửa đêm. Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh kể lại: "Hôm đó đã mười giờ rưỡi đêm, có người gõ cửa nhà tôi nghe bức xúc lắm. Tôi ra thì thấy có một chị dẫn đứa con đến bảo anh nó mới chết cách đó mấy tháng, còn cháu này nếu không chữa trị thì cũng sẽ chết theo bởi vì cả hai đều bị bệnh tim, triệu chứng giống nhau.

Tôi hỏi ca mổ tốn bao nhiêu, chị ấy bảo 25 triệu đồng, lúc đó lớn lắm, nhưng nhà thì nghèo, không có cách gì lo được. Tôi có lấy tiền cho chị 30 triệu. Nhưng suốt đêm đó tôi cứ nằm suy nghĩ, trẻ con thì đông, nếu chỉ mỗi sức mình thì lấy chi mà giải quyết nổi, nên mới nghĩ ra chuyện thành lập Hội Bảo trợ trẻ em nghèo mà tập trung là lo mổ tim, rồi mời anh Hào, anh Thành và các anh, chị đến tham gia.

Sau thời gian hoạt động, thấy cũng tốt dần, có hiệu quả nên mới nảy ra ý định hỗ trợ cho phụ nữ nghèo nữa vì có nhiều hoàn cảnh bi đát lắm. Có chị tôi thấy tới 4 lần bị chủ nhà cho thuê đuổi đi vì không trả nổi tiền nhà, dù chỉ là nhà xập xệ mà cứ phải chạy xà quần. Có những trường hợp biết chắc là người ta không có cách gì vượt qua được hết. Như gia đình có hai đứa con mà tôi nói hồi nãy đó, họ biết là sẽ chết nhưng họ đành chịu thôi vì không có cách gì hết, mấy chục triệu bạc đối với họ xa vời lắm, có vay mượn cũng chẳng ai cho".

Ông Phạm Đình Hào, cán bộ hưu trí, nguyên Trưởng Ban vận động sáng lập Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh Đà Nẵng kể lại: "Giữa mùa thu năm 2002, tôi đang công tác tại Hội Từ thiện quận Hải Châu thì ông Nguyễn Bá Thanh lúc ấy là Chủ tịch UBND TP đề nghị tôi đứng ra sáng lập Hội Bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng".

Theo ông Phạm Đình Hào, ý tưởng của ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là một số gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhiều trẻ em gặp bất hạnh, bị bệnh hiểm nghèo nhưng không có điều kiện chữa bệnh. Tuy Đảng bộ và chính quyền nhân dân TP đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng do ngân sách có hạn, còn phải tập trung xây dựng, phát triển, lo công tác an sinh xã hội chung nên trẻ em nghèo bất hạnh còn phải chịu nhiều thiệt thòi.

Những chuyện cảm động về ông Nguyễn Bá Thanh (Bài 1) - ảnh 2
Cháu Phạm Thụ Trinh tặng hoa, trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Bá Thanh (Ảnh: HC)

"Nếu không có một tổ chức xã hội tập trung cứu giúp thì các em không thể vượt qua rủi ro. Nên ông Nguyễn Bá Thanh nói cần thành lập Hội bảo trợ với tiêu chí là một tổ chức quần chúng trực tiếp làm công tác từ thiện đối với trẻ em nghèo bất hạnh, được UBND TP cho phép hoạt động nhằm tập hợp những người có tấm lòng nhân ái, nhiệt tình, tự nguyện hỗ trợ trẻ em nghèo bất hạnh trên địa bàn. Từ đó Hội Bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng đã ra đời tháng 11/2002!" - ông Phạm Đình Hào kể.

Theo ông Nguyễn Bá Thanh, ngoài người già thì phụ nữ và trẻ em là hai thành phần khá yếu thế trong xã hội, thiệt thòi đủ chuyện. Những trường hợp như vậy rất cần được Hội giúp đỡ, "vì mình cứ hô xã hội mình tốt đẹp thì phải tập trung lo giúp cho những người nghèo". Từ đó mà vào tháng 1/2007, Hội Bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh được đổi tên thành Hội Bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng để lo cho cả phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh.

Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh Đà Nẵng cho hay, việc lãnh đạo TP quyết định sắm máy mổ tim trị giá 6 tỉ đồng trang bị cho Bệnh viện Đà Nẵng cách đây mấy năm đã giúp Đà Nẵng từ chỗ không biết mổ tim, không có thiết bị nay vươn lên tự lực làm được và ngày càng khẳng định vị thế trong chuyên ngành về bệnh tim của cả nước.

"Anh Nguyễn Bá Thanh luôn nhắc nhở Hội tiếp tục tổng rà soát, không được để bất cứ trường hợp nào trẻ em bị tim bẩm sinh vì không có tiền chữa bệnh mà phải tử vong. Muốn vậy phải tầm soát liên tục. Đồng thời anh yêu cầu Hội có điều kiện lớn mạnh rồi thì mở rộng chương trình mổ tim bẩm sinh để giúp thêm cho trẻ em tỉnh Quảng Nam" - bà Nguyễn Thị Vân Lan cho hay.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !