Những “cha hiền” mầm non giữa Sài Gòn

Có người mới vào nghề vài năm, có người đã gắn bó 13-14 năm nhưng những người thầy dạy trẻ mầm non đó chưa từng hối hận với lựa chọn của mình.

Một ngày mới của thầy Duy bắt đầu bằng việc cùng học, cùng chơi với trẻ

Chuyển hướng từ công nghệ sinh học sang… giáo dục mầm non

Năm học 2019-2020, là năm thứ hai thầy giáo trẻ Thái Hồng Duy gắn bó với ngôi trường Mầm non 19/5 Thành phố (quận 1, TP.HCM). Khi học lớp 12, ban đầu Duy dự tính thi khối B ngành Công nghệ sinh học, nhưng đến khi làm hồ sơ dự thi, Duy nộp vào khoa… Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn. Quyết định này của Duy khiến tất cả bạn bè, thầy cô đều bất ngờ, ai cũng hỏi vì sao lại đổi ngành?

Duy đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi nộp hồ sơ dự thi, bởi đây là ngành rất đặc thù, gần như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Rất may, Duy được gia đình, đặc biệt là mẹ rất ủng hộ và động viên “nếu con yêu thích, con hãy theo đuổi nó đến cùng”.

Thầy Duy chăm sóc trẻ ăn sáng

Còn với thầy Nguyễn Phương Bình, đây là năm thứ 14 anh gắn bó với Trường Mầm non 1 (quận 5). Anh cũng là một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TPHCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.

Từ năm lớp 11, Bình đã rất thích chơi với các cháu, với các bé hàng xóm và thật sự bị thu hút trước sự hồn nhiên, ngây thơ và thông minh của trẻ nhỏ. Tự đánh giá thấy mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên Bình xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.

Thầy Nguyễn Phương Bình tâm sự : “Gia đình chưa kịp mừng khi con theo Sư phạm thì "choáng" khi nghe con chọn Mầm non. Rồi đến bạn bè cũng bất ngờ, cũng can ngăn không chỉ vì những lý do thông thường như giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp mà chủ yếu cho rằng đó là nghề dành cho nữ giới”.  Cho đến khi đi học Sư phạm, thầy Bình cũng là "độc đinh" trong lớp, thậm chí trong cả khối.

Thầy Nguyễn Phương Bình đã gắn bó với trẻ mầm non gần 14 năm

Thầy cũng biết tết tóc, dạy trẻ múa hát

Nhắc đến giáo viên mầm non, mọi người đều hiểu người giáo viên phải chịu khó, khéo léo, tỉ mỉ… khi dỗ dành, chăm sóc, dạy dỗ đứa trẻ, những tố chất thường “làm khó” cho phái mạnh, vì thế những người thầy dạy mầm non như thầy Bình, thầy Duy luôn là sự bất ngờ thú vị và đáng yêu.

Lúc mới vào nghề, thầy Duy được phân làm giáo viên dạy lớp nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi). Khi mới vào lớp, thầy không khỏi lo lắng vì không biết trẻ sẽ đón nhận “thầy” chứ không phải “cô” như thế nào, rồi trẻ quấy khóc nhiều, Duy phải học từ cách vỗ về, bế bồng dỗ trẻ. Mỗi ngày trôi qua, quen dần với công việc, Duy học các cô đồng nghiệp cách tết tóc cho bé gái, rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, cách giao tiếp… bởi theo thầy Duy, đây là bậc học vô cùng quan trọng, làm nền tảng bước đầu cho những cấp học tiếp theo. Là “mì chính cánh” duy nhất của trường, thầy Duy cũng rất tích cực tham gia công việc như làm MC, hát và thậm chí tham gia múa phụ họa.

Thầy cũng khéo léo, nhẹ nhàng, tỉ mỉ không thua gì các cô giáo mầm non

Thời gian đầu khi mới ra trường, thầy Nguyễn Phương Bình cũng được phân công về lớp nhà trẻ, việc chăm sóc phức tạp, khó khăn hơn do các cháu chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân. Lên lớp vài hôm, thầy Bình cũng... hết hồn, thậm chí đã có lúc thầy nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Nhưng rồi, tiếp xúc với trẻ, các em rất tình cảm, nhanh quý mến người khác nên đã tiếp thêm "sức đề kháng" cho thầy.

So với đồng nghiệp nữ, thầy cũng gặp những trở ngại nhất định. Có trẻ ban đầu còn lạ lẫm, cô giáo đón không sao nhưng thấy thầy là khóc thét đòi mẹ; rồi nhiều công việc như tết tóc cho các bé gái thì thầy luống cuống hơn. Rồi ngay cả phụ huynh, chủ yếu là các bà mẹ đưa đón con, lúc đầu cũng ngại trao đổi với thầy về những vấn đề của trẻ.

Nhưng bằng tình yêu, sự kiên nhẫn với trẻ, dần dần, thầy Bình không còn nề hà bất cứ công việc nào, từ những công việc tỉ mỉ như lau dọn đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, trang điểm, múa hát cho các bé... đến các công việc cần sức của người đàn ông trong trường như bê bàn ghế, lau dọn, sửa quạt…

Những người thầy dạy trẻ mầm non cho biết, khi dạy các con cần nhất là sự kiên nhẫn, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, dễ thương, phải nhẹ nhàng và tự mình sắm vai như một người bạn của trẻ để hiểu trẻ hơn. Điều quan trọng nhất, là yêu trẻ bằng cả trái tim mình.

Khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí "ông thầy" còn có ưu điểm vừa làm mẹ nhưng cũng vừa làm người cha. Nhiều phụ huynh lo ngại khi thầy chăm sóc trẻ gái, nhưng các thầy cho biết, trong lớp luôn có 2 giáo viên, cô giáo sẽ phụ trách việc thay đồ, vệ sinh cho bé gái, còn thầy sẽ phụ trách các bé trai.

"Mỗi ngày trôi qua, được chơi, được vui đùa, dạy bảo các con là điều tôi cảm thấy rất vui. Trẻ con rất vô tư, hồn nhiên, khi mình dành cho trẻ sự yêu thương từ trái tim mình, trẻ cũng đáp lại bằng tình yêu thương ấy. Kết thúc một ngày làm việc, bằng nụ cười hồn nhiên, cái vẫy tay chào của trẻ... là điều rất tuyệt vời", thầy Bình tâm sự.

Bạch Dương
Từ khóa: thầy giáo dạy mầm non người thầy dạy trẻ mầm non cha hiền mầm non

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !