Những bức ảnh động, thực vật hoang dã xuất sắc năm 2015
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn hiện đang trưng bày những bức ảnh đạt giải của cuộc thi “Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm”, một cuộc thi có quy mô quốc tế được tổ chức hàng năm.
Năm nay, ban giám khảo cuộc thi nhận được 42.000 tác phẩm dự thi của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đến từ 96 quốc gia khác nhau. Ngoài giải thưởng chính, còn có các giải thưởng ở hạng mục “Ấn tượng”, “Môi trường đô thị” ….
Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Gudkov đã chứng kiến một trận chiến của hai con rồng Komodo trong mùa giao phối. Rồng Komodo là loại thằn lằn lớn nhất Thế giới hiện nay với cân nặng lên tới 150kg. Trong khi giao đấu, Komodo đứng lên bằng 2 chân sau và cắm móng vuốt vào sâu bên trong lớp giáp bằng da rắn chắc của đối phương.
Tác phẩm “Trận Judo của Rồng Komodo”. |
Tác phẩm “Rừng băng tan”
Một nhiếp ảnh gia người Iceland tình cờ phát hiện ra, nước tan ra từ sông băng tạo ra trên mặt đất các hình dạng giống cây xanh. Nhà nhiếp ảnh đã chờ đợi và chụp được 1 bức ảnh đúng thời điểm nước băng tạo tạo thành rừng cây tuyệt vời. Tại Iceland quanh năm băng tuyết, hầu như không có cây xanh. Người Viking vào thế kỷ IX đã tới hòn đảo này sinh sống và đốn hạ hầu hết các cây tại khu vực này. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tại Iceland trở nên nóng hơn và cây cối bắt đầu xuất hiện trở lại.
Tác phẩm “Rừng băng tan”. |
Tác phẩm “Vẻ đẹp của bọ cánh cứng và vòng xoáy của tình yêu”
Một cặp bọ cánh cứng nhỏ (dài khoảng vài mm) ngụy trang giống những giọt nước đang giao phối trên 1 mầm thực vật hình xoắn ốc. Sau nhiều giờ giao cấu, con cái sẽ đục 1 lỗ trên mầm thực vật và giấu trứng của nó trong đó để bảo vệ ấu trùng tương lai không trở thành thức ăn của chim.
Tác phẩm “Vẻ đẹp của bọ cánh cứng và vòng xoáy của tình yêu”. |
Nhiếp ảnh gia Charles James nhiều lần cố gắng chụp khoảnh khắc những con kền kền Châu Phi nuốt con mồi của mình, nhưng không thành. Chỉ 1 lần duy nhất, máy quay tự động của tác giả đặt trong xác con mồi đã ghi lại được cảnh kền kền Ryuppelya và kền kền châu Phi đang chia nhau thịt ngựa vằn.
Tác phẩm “Đồng loại cùng chia sẻ”. |
Tác phẩm “Sự sống bắt nguồn từ cái chết”
Tại Hà Lan, hỏa hoạn đã tàn phá hàng loạt hecta cây thạch thảo, nhưng từ đây các loài thông lại có điều kiện sinh sôi nảy nở nhờ lượng ánh sáng lớn hay đất có độ phì nhiêu cao do tro tích tụ từ hỏa hoạn.
Tác phẩm “Sự sống bắt nguồn từ cái chết”. |
Tác phẩm “Vương quốc của chim hồng hạc”
Gam màu đen – trắng của hồ nước mặn Natron tại Tanzania là bối cảnh hoàn hảo cho những shoot hình chụp loài chim hồng hạc với đôi cánh màu đỏ tươi. Độ kềm cao trong nước khiến Natron trở thành hồ tử thần của hầu hết các loài sinh vật sống, nhưng chim hồng hạc lại phát triển mạnh ở môi trường này.
Tác phẩm “Vương quốc của chim hồng hạc” |
Tác phẩm “Thiên đường trên trái đất”
Trong buổi hoàng hôn, những con hươu cao cổ và tê giác đi tìm nước uống. Những con hươu với chiếc cổ dài buộc phải đứng trong tư thế kỳ lạ để uống nước. Tư thế này khiến chúng rất dễ bị mãnh thú tấn công. Những con hươu này chạy trốn kẻ thù và bị lạc đàn, chúng uống nước rất ít (vài ngày 1 lần). Để nâng cao màu sắc, nhiếp ảnh gia đã mở rộng góc chụp lên tới 180 độ
Tác phẩm "Thiên đường trên trái đất" |
Tác phẩm “Chân dung trong bóng tối”
Sau 1 cuộc truy bắt đàn khỉ đầu chó trên đảo Sulawesi, Indonesia, nhiếp ảnh gia người Séc Petr Bambousek đã may mắn chụp được bức ảnh vô giá: một con khỉ đực đi lạc trong bóng tối và nhìn chằm chằm vào nhiếp ảnh gia. Ánh nhìn của nó đã thu hút ống kính của Petr Bambousek. Những con khỉ đầu chó đang bị đe dọa: người ta chặt hạ các khu rừng nơi chúng sinh sống và giết chúng để lấy thịt.
Tác phẩm “Chân dung trong bóng tối”. |
Tác phẩm “Câu chuyện về hai con cáo”
Đây là tác phẩm đoạt giải nhất của cuộc thi. Vì sự nóng lên của toàn cầu, những con cáo đỏ di chuyển về lãnh thổ phía Bắc thuộc vùng đài nguyên Canada - vốn là nơi sinh sống của cáo Bắc cực. Và tự nhiên chúng trở thành những đối thủ cạnh tranh (cả 2 loài này đều săn động vật có vú nhỏ như chuột Lemmut). Không chỉ thế, với bản năng là động vật ăn thịt, chúng tấn công và ăn thịt cả đồng loại của mình.
Tác phẩm “Câu chuyện về hai con cáo”. |
Tác phẩm “Cú đớp của cá voi”
Cá voi Bryde bơi xuyên qua 1 đàn cá mòi và nuốt hàng ngàn con cá mòi cùng 1 lúc. Hàng năm có hàng tỷ con cá mòi di cư dọc theo bờ biển phía Đông của Nam Phi, thu hút số lượng lớn động vật ăn thịt tới khu vực này.
Tác phẩm “Cú đớp của cá voi”. |