Những bác sỹ chưa từng có quà: Giữ gìn sức khỏe cho... tù nhân

Không những điều trị những chứng bệnh thật sự, họ phải trị luôn cả “bệnh tâm hồn” để vừa giáo dục, vừa điều trị cho bệnh nhân đang thụ án. Đó là chức năng, nhiệm vụ của những bác sĩ đặc biệt-bác sĩ của tù nhân.
Những bác sỹ chưa từng có quà: Giữ gìn sức khỏe cho... tù nhân - ảnh 1

Trung tá - Bác sĩ Lê Phú Thơ đang khám cho 1 tù nhân.

Bác sĩ của những bệnh nhân “trời thần”

Vẻ ngoài cứng cỏi theo tư chất của quân nhân, khiến chúng tôi có chút e dè, nhưng khi bắt gặp ánh mắt trìu mến nhìn theo mấy đứa trẻ vào thăm cha mẹ, hay những gói quà nghèo nàn từ người thân cơ khổ gửi cho tù nhân…, thì chúng tôi nhận ra ngay cái tâm “từ mẫu” sâu thẳm trong con người anh - Trung tá, bác sĩ Lê Phú Thơ, người phụ trách y tế tại Trại giam Châu Bình (xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, đơn vị thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an). Điều này khiến chúng tôi rất cảm động và gần gũi hơn với những bác sĩ này.

Khu trạm y tế của đơn vị chẳng bao giờ vắng vẻ, mà luôn hiện hữu khoảng 200 bệnh nhân, những con người “đình đám” ngoài xã hội với những căn bệnh giả tạo hoặc những cơn đau tội nghiệp. Do đặc thù của công việc nên hầu như bác sĩ Thơ cùng 6 đồng nghiệp phải khám cho tất cả các loại bệnh. “Việc phạm nhân nhiễm các căn bệnh xã hội như nghiện ngập mang vào khi lên cơn tìm đến gây sự, dọa nạt bác sĩ, hay cắt ven lấy máu, nông cho những vết thương nhỏ rộng ra, giả vờ tạo ra bệnh để được nằm viện mà không phải lao động là chuyện thường xuyên, dù biết xảo trá nhưng lương tâm người thầy thuốc không cho phép tôi làm việc gì khác hơn là điều trị cho họ” - bác sĩ Thơ tâm tình.

Những bác sĩ chưa từng có “quà”

Khi hỏi về “quà” như những đồng nghiệp ở các bệnh viện, người viết chỉ nhận được câu trả lời là cái nhún vai rất hồn nhiên như chưa từng biết về điều này. “Có chăng là niềm vui khi chữa được bệnh cho một tù nhân, đó là món quà tuyệt nhất đấy” - bác sĩ Thơ ví von.

Việc phải thường xuyên điều trị hầu hết căn bệnh từ đơn giản đến phức tạp đã làm cho tay nghề của những bác sĩ này ngày càng cao lên. Nhưng bác sĩ Phú Thơ vẫn cho rằng kỹ năng của mình còn hạn chế. Rất khiêm tốn là đức tính chung của anh và 6 nhân viên y tế ở đây. Chúng tôi đặt vấn đề nếu các bác sĩ này ra ngoài mở phòng mạch thì có lẽ cuộc sống của họ sẽ tốt hơn rất nhiều. “Đã chọn làm quân nhân, thầy thuốc thì tôi đã xác định sự nghiệp của mình. Những món quà nghèo của những bệnh nhân ở một số nơi mà chúng tôi phối hợp với Đoàn Thanh niên ở địa phương đó khám, cấp thuốc từ thiện cho bệnh nhân nghèo, hay sự trở lại đơn vị thăm chúng tôi sau khi đã được đoàn tụ với gia đình của những tù nhân, là những món quà mà tôi không khi nào “ăn” hết” - bác sĩ Phú Thơ tâm sự.

Tâm tư nhân văn cũng là y đức

Bác sĩ Lê Phú Thơ như suy tư, kể cho chúng tôi nghe về một kỷ niệm đầu tiên khi mới vào nghề chữa trị, giáo dục cho tù nhân. Câu chuyện xảy ra đã hơn 30 năm nhưng anh vẫn nhớ rõ ràng và cho đến bây giờ, vẫn còn nguyên giá trị và luôn được anh áp dụng. Đó là trường hợp của L.N, chấp hành án khi chỉ mới 22 tuổi đời. Mỗi buổi sáng, L.N báo sốt rất cao và ngày nào cũng vậy. Đương nhiên là các bác sĩ cũng khám kiểm tra và việc L.N sốt là sự thật. Cảm thấy rất khó hiểu vì điều đó không lặp lại ở buổi trưa và chiều. Sau khi theo dõi thì biết được rằng mỗi sáng thanh niên này pha thuốc lá vào nước và uống, sau đó là bị sốt rất cao. “Được nguyên nhân, thú thật chúng tôi rất bức xúc và xác định đây là kết quả của sự chây lười lao động” - bác sĩ Thơ nói. Với lương tâm, trách nhiệm của mình, bác sĩ Thơ đã từ tốn giải thích về tác hại của thuốc lá đối với cơ thể, rằng việc này sẽ rất dễ gây ung thư dạ dày và quan trọng hơn là giáo dục cho anh ta hiểu lao động là vinh quang. Kết quả rất đáng mừng là tù nhân này rất cảm động và chịu khó học tập rồi dần thấu hiểu. Biểu hiện ở thời gian sau rất tích cực và L.N đã được cân nhắc cho về trước thời hạn.

Chứng kiến cảnh nhiều bệnh nhân bị nhiễm HIV tỏ vẻ bất cần đời, không đoái hoài gì đến sự hiện diện của các anh mà thản nhiên chờ “thần chết”. “Cán bộ ơi, đừng làm gì nữa cả, hãy để tôi chết đi”. “Không! Làm sao anh phải chết khi y học hiện đại ngày càng tiến bộ và tôi tin ngày không xa sẽ có thuốc đặc trị cho anh và hơn nữa người thân đang chờ anh ở nhà. Sẽ rất ý nghĩa cho anh, nếu anh nghe lời tôi, hãy tin tôi”. Đoạn thoại ngắn đó giữa bác sĩ Thơ cùng tù nhân nhiễm HIV khiến chúng tôi vô cùng cảm động và nhớ mãi khi tạm biệt anh.

Theo Mã Phương/Báo Đồng khởi

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !