Nhức lòng xe buýt khi khách hàng bị coi rẻ

Để giảm tải ùn tắc, ngành giao thông khuyến khích người dân đi xe buýt. Tuy nhiên, thái độ phục vụ của lái phụ xe, cộng với nạn trộm cắp, móc túi, bị sàm sỡ quấy rối tình dục… khiến nhiều người sợ xe bus.

Nhức lòng xe buýt khi khách hàng bị coi rẻ

Khách hàng không phải là… thượng đế

Ngày 30.5, PV Báo điện tử Infonet đã đi khảo sát trên một số tuyến bus của Thủ đô Hà Nội.

Trên tuyến buýt 50 (Long Biên - Sân vận động quốc gia) vào giờ cao điểm, PV chứng kiến không ít cảnh khó chịu mà lái xe và phụ xe cư xử với hành khách. Tại một số điểm dừng, có nhiều khách lên xuống như: Bến xe Kim Mã; siêu thị Big C… lái xe cố tình đón trả khách không đúng bến. Khi hành khách chưa lên hết, lái xe đã cố ý đóng cửa, khiến cho nhiều người chưa kịp lên xe đã bị kẹp, những người còn lại thì chới với chạy theo, bực bội vì không lên được xe. Không những thế, để tránh khách lên xe, lái xe thường xuyên trả khách trước hoặc sau điểm dừng khoảng 30m, mặc dù trên xe còn khá trống.

Kinh hoàng xe buýt: Khi khách hàng không là “thượng đế”?

Khách chưa qua cửa...xe đã chạy

Theo quy định của Xí nghiệp xe buýt, phụ xe phải bán và xé vé cho hành khách khi hành khách đi vé ngày. Tuy nhiên, rất nhiều tuyến xe như: 58 (bến xe Long Biên - Mê Linh), tuyến 29 (bến xe giáp Bát - Tây Tựu), tuyến 55 (bến xe Long Biên - Cầu Giấy)… phụ xe lấy tiền của hành khách nhưng lại không đưa vé. Thậm chí, trên tuyến buýt 58 (Long Biên - Mê Linh), phụ xe bán vé cho hành khách nhưng không đưa vé trực tiếp mà nhét vào khe cửa, gần chỗ hành khách ngồi và nói “nếu có thanh tra thì lấy vé ở đó”. Sau khi hành khách xuống bến, phụ xe lấy lại vé và tiếp tục xoay vòng với những hành khách tiếp theo. Rất nhiều trường hợp, hành khách đưa tiền nhưng không được lấy vé, khi có thanh tra xe buýt đột xuất đã phải mua vé lần hai. Nhiều người không đồng tình, giải thích là do phụ xe đã lấy tiền mà không đưa vé, nhưng phụ xe đổ do khách đông nên chưa kịp bán. Tình trạng này cũng do một phần hành khách chủ quan với suy nghĩ, 3000 đồng, hay 5000 đồng thì không đáng là bao, nên dù phụ xe không đưa vé, hành khách cũng không lên tiếng.

Quy định của xí nghiệp xe buýt, từ 10 - 15 phút là có một chuyến chạy, nhưng chuyện đợi xe buýt "dài cổ" là chuyện rất bình thường tại các bến xe. Có khi cả tiếng chờ đợi cũng không có tuyến buýt nào chạy. Đôi khi, 3, 4 chiếc cùng ùn ùn đi tới làm cho bao người bực bội. Và không có một câu giải thích nào cho sự chậm chễ này. Có bạn liều hỏi: “Chú ơi sao gần một tiếng mới có một chiếc chạy vậy, cháu lỡ buổi thi rồi”. Ngay lập tức bạn nhận được lời đáp cay nghiệt: “Tao mượn mày đi xe tao mà kêu hả, xuống bắt taxi đi”.

Những câu như: “Con áo xanh kia vé gì?”, “thằng vừa lên vé đâu?”, dường như đã là câu cửa miệng của nhiều phụ xe khi soát vé. Hay như “xuống dưới, chỗ mày đứng đây à!”, “đi vào trong, đây là cửa xuống, không có mắt hả?” của lái phụ xe nhiều tuyến, khiến nhiều người bực bội, phản ứng.

Trộm cắp, móc túi hoành hành

Vào giờ cao điểm, hàng trăm hành khách chen chân chờ xe buýt, đã tạo cơ hội cho bọn tặc túi hoành hành. Nhiều bạn, do tập trung chen chân lên xe buýt, đã bị tặc túi móc mất điện thoại, ví tiền và cả trang sức. Những tên tặc túi có cách ăn mặc giống như các bạn sinh viên nên rất khó để phát hiện.

Tại bến xe Giáp Bát, Như Quỳnh, học sinh trường Việt Nam - Ba Lan, trong khi đang chen chân tuyến xe 03 (Giáp Bát – Gia Lâm) đã bị tặc túi giật chiếc dây chuyền bằng vàng tây, trị giá hơn 2 triệu. Quỳnh tri hô và kêu cứu nhưng không ai giúp bắt được tên cướp giật, xung quang chỉ có vài người mở lời dặn dò “học sinh thì không nên mang trang sức đi học”, họ cũng không quên cảnh giác, bởi biết đâu mình cũng là nạn nhân tiếp theo.

Kinh hoàng xe buýt: Khi khách hàng không là “thượng đế”?

Tặc túi ( áo phông trắng, đội mũ) đang móc túi khi khách lên xe bus 24

Không chỉ hành nghề tại bến xe, tặc túi còn theo chân lên các xe buýt đông khách như: tuyến 32 (bến xe Giáp Bát - Nhổn), tuyến 07 (Cầu Giấy - Nội Bài), tuyến 54 (Long Biên - Bắc Ninh)…Nhiều bạn cảnh giác, sử dụng tai nghe để tránh bị móc điện thoại, nhưng khi tai nghe ngừng hoạt động, thì cũng khó tìm được tặc túi, bởi bọn chúng thường đi hai người trở lên và chuyền tay nhau chiến lợi phẩm.

Một phụ xe buýt tuyến 24 ( Long Biên - Cầu Giấy) cho biết, vì ngồi trên xe nên anh thường xuyên chứng kiến cảnh tặc túi hành nghề rất rõ. Những tên này đều là nam giới, đôi khi chúng còn giả sinh viên bằng việc đeo cặp và đeo kính để tránh bị nghi ngờ. Nếu móc được điện thoại, chúng chuyển cho đồng bọn đi tiêu thụ, còn móc được ví chúng lấy luôn tiền và bỏ chiếc ví vào thùng rác quanh bến xe. Các bạn đi xe, chỉ cần sơ hở một chút là sẽ trở thành đối tượng để tặc túi tiếp cận.

Vì ngại đi xe máy và sợ không an toàn nên cô Minh, 53 tuổi (quê Bắc Ninh) đã đi xe buýt để khám bệnh tại Hà Nội. Tuy nhiên, lúc về, khi vội vàng lên tuyến xe 54 (Long Biên - Bắc Ninh), cô đã bị tặc túi móc mất cả điện thoại và ví tiền. Khi qua cầu Chương Dương, phụ xe thu vé cô mới biết bị móc túi.

Trương Đình Nam, sinh viên trường Đại học Công nghiệp, khi phát hiện bị móc túi, bạn đã nhảy xuống xe và đuổi theo tên móc túi, nhưng tên này đã không còn giữ chiếc điện thoại nên không làm gì được. Ngay sau đó, chúng đã chuyển cho đồng bọn tại bến xe. “Chúng còn quay lại, hù dọa và định đánh tôi”, Nam cho biết.

Bài 2: Kinh hoàng nạn quấy rối tình dục trên xe buýt

Nhung Hoàng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !