Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học

Mỗi buổi làm việc đội hàng trăm thúng cát, đá, xi măng trên đầu nhưng số tiền lương các chị nhận được chỉ 50 nghìn đồng. Với số tiền ít ỏi ấy, những người phụ nữ thôn quê bươn chải kiếm sống nơi đô thị vừa chi tiêu tiết kiệm, vừa dành dụm gửi cho các con ăn học.

Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 1

Từng thúng cát được những người phụ nữ "chân yếu, tay mềm" đội lên đầu đưa đến máy trộn bê tông

Người phụ nữ đội đất đá kiếm tiền nuôi 4 con ăn học đại học

Gặp chị Đặng Thị Na ( 49 tuổi, Giao Thủy, Nam Định) trên công trường xây dựng khi chị đang cùng “ đồng nghiệp” thoăn thoắt đội cát, đá, sỏi đưa vào chiếc máy trộn bê tông, chúng tôi không thể tin vào mắt mình.

Với dáng người gầy gò, nhỏ nhắn, nhưng những người phụ nữ nơi đây mỗi ngày đội cả tấn cát đá sỏi để kiếm tiền nuôi các con ăn học đại học. Xuất phát từ những vùng quê nghèo, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng vẫn không đủ ăn, việc học hành cho con cái lại càng vất vả hơn nên những người phụ nữ như chị Na quyết tâm lên thành phố kiếm công việc kiếm tiền trang trải việc học cho các con.

Các chị tập hợp nhau thành một đội chuyên  đội cát đá sỏi phục vụ các công trường xây dựng, hoặc việc xây dựng nhà dân trong các con ngõ hẻm.

Giữa tiếng máy trộn bê tông ầm ầm, giữa làn khói bụi dày đặc bốc lên từ cát, sỏi, đá, xi măng, những người phụ nữ thoăn thoắt nâng từng thúng cát, đá, sỏi đội lên đầu đưa vào máy trộn.

Dùng một chiếc khăn mỏng, chị lót bên dưới chiếc mũ đội đầu để giảm đi sự đau đầu do đội cát sỏi. Những chiếc khăn mỏng bịt kín khuôn mặt để tránh bụi từ xi măng, cát, đá sỏi, nhưng chưa được bao lâu các chị phải gỡ ra để “ thở”. Đứng trong công trường khoảng 30 phút thì tóc bám một lớp bụi trắng.

Gạt những giọt mồ hôi, chị Na tâm sự : “ Ở quê mình nghèo quá, làm quanh năm nhưng vẫn không đủ nuôi các con ăn học. Hai vợ chồng tôi bàn nhau lên thành phố tìm việc làm kiếm tiền trang trải việc học cho các con. Chúng tôi cũng làm nghề này được 3 năm rồi. Tháng nào có việc cũng kiếm được 4 đến 5 triệu trang trải việc học cho các con”.

Hai vợ chồng anh chị Na Phấn có 4 người con. Người con đầu học Đại học Tài chính ngân hàng vừa ra trường cùng bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Người con thứ 2 học đại học Mỏ địa chất, người con thứ 3 học Cao đẳng mỏ địa chất. Và người con út đang học phổ thông ở nhà cùng ông bà.

Công việc ngày càng khó khăn, việc làm ít mà người lao động thì nhiều nên ngày nào nhận được việc các chị đều hồ hởi đến từ khi trời mờ sáng để chờ chủ dậy. Không đến sớm lại sợ họ thuê người khác mất.

Cài vội chiếc khăn nhỏ lên đầu để đỡ bị đau khi đội cát, sỏi, chị Na chia sẻ : “Đỡ thì đỡ lúc đội thôi chứ mỗi sáng ngày cả trăm thúng đá trên đầu thì ai mà chịu nổi. Vì đồng tiền bát gạo nên phải chịu thôi.”

 “Thân cò” cõng hàng trăm bao xi măng kiếm tiền nuôi con học đại học

Ngoài đội cát, đá sỏi, những người phụ nữ làm việc trên công trường xây dựng còn phải cõng  bao xi măng nặng hơn trọng lượng cơ thể mình rất nhiều.

Cô Nguyễn Thị Thoa ( 53 tuổi, Giao Thủy, Nam Định) gắn bó với công việc này đã 6 năm. Chồng mất sớm, một mình phải nuôi ba con ăn học nên cô phải gắn bó với công việc này.

Với thân mình mảnh dẻ chỉ nặng gần 40 kg, nhưng ngày nào cô cũng cõng rất nhiều bao xi măng trên lưng. Cố sức đặt một bao xi măng xuống đất, cô Thoa tâm sự :  “ Tôi không nhớ mình đã cõng bao nhiêu bao xi măng nữa. Những lần đầu, tôi đau ê ẩm khắp người nhưng làm mãi rồi quen. Cũng vì bê xi măng quá nhiều mà giờ lưng tôi còng hơn trước kia nhiều”.

Công việc vất vả, mỗi buổi làm việc đội hàng trăm thúng cát,đá, xi măng nhưng số tiền lương các chị nhận được chỉ 50 nghìn đồng. Số tiền ít ỏi ấy vừa chi tiêu tiết kiệm, vừa dành dụm gửi cho các con ăn học. Các chị chỉ dám ở trong những túp lều trọ dựng tạm, rách nát với mức 200 đến 300 nghìn/ 1 tháng.

Dù công việc nặng nhọc đến vậy nhưng những người phụ nữ thôn quê đội cát sỏi vẫn nuôi dưỡng một niềm vui, niềm tự hào với niềm tin những đứa con của mình đang ngồi trên giảng đường đại học sẽ có một tương lai tươi sáng. "Chỉ cần nghĩ đến tương lai con cái học hành thành người thì tôi chẳng vất vả nà...", các chị vẫn thường có một tâm sự giống nhau như thế

Một số hình ảnh về những người phụ nữ tần tảo ngày ngày đội đất, đá, sỏi kiếm tiền mưu sinh nuôi con ăn học:

Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 2

Những thúng đá nặng khiến các chị khó khăn để đưa lên di chuyển đến máy trộn

Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 3

Cô Nguyễn Thi Thoa gồng mình cõng từng bao xi măng

Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 4
Công việc của các chị luôn tay không ngừng nghỉ
Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 5
Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 6
Phút giải lao hiếm hoi uống ngụm nước chống khát
Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 7
Khi không có việc, chị Na lại tranh thủ đi nhặt đồng nát để mong kiếm thêm thu nhập. Công việc vất vả nhưng chị rất lạc quan vì có thể lo cho các con ăn học
Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 8
Nhọc nhằn phụ nữ “đội sỏi đá” lấy tiền nuôi con học đại học - ảnh 9
Việc ít mà người lao động thì nhiều nên mỗi khi có việc, các chị phải đến từ sáng sớm, ngồi đợi chờ.
Quỳnh Nga

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !