Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh

Thổi thủy tinh - một trong những nghề truyền thống của Việt Nam đang bị mai một dần vì nhiều lý do như: giá thành, mẫu mã và sự vất vả. Tuy nhiên, vẫn còn đó những người thợ đang cố níu giữ nghề này.

Cũng như các loại hàng thủ công mỹ nghệ khác, thuỷ tinh Việt Nam là mặt hàng sản xuất truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam là dễ dàng hạ giá thành bởi nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí lao động rẻ, chi phí đầu tư thấp. Nhưng hiện nay, nghề thổi thủy tinh đang bị mai một dần bởi sự vất vả của người thợ bỏ ra để có được một sản phẩm ưng ý thì nhiều trong khi lợi nhuận thu về không đáng kể. 

Tuy nhiên, vẫn còn đó những người thợ đang cố níu giữ nghề này như một nét văn hóa truyền thống. "Làm nghề này không yêu nghề không làm được! Các bạn cứ thử đứng cạnh lò vào những ngày nắng nóng xem có chịu được không?" - chủ một cơ sở sản xuất thủy tinh ở Hà Nam nói.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 1

Những lò sản xuất thủy tinh hiện nay ở Việt Nam phần lớn là lò thủ công với quy mô nhỏ.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 2

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là cát trắng. Mầu sắc của thủy tinh thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào màu và chất lượng của cát, chính vì vậy công đoạn lựa chọn và sàng lọc cát là rất quan trọng.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 3

Sau khi được sàng lọc, cát sẽ được chuyển vào một lò thủ công đun bằng than và nấu liên tục trong khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ với nhiệt độ trên dưới 2.000 độ C.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 4

Khi đun đủ thời gian, thủy tinh sẽ được lấy ra một chiếc ống dài rồi hạ nhiệt dần bằng cách nhúng vào nước.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 5

Thời điểm này, thủy tinh rất nóng và chưa có hình dạng cố định nên người thợ thổi phải xoay ống thổi liên tục để thủy tinh tròn và đều.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 6

Công đoạn thổi thủy tinh chia làm 2 phần, khi mới lấy ra khỏi lò, thủy tinh sẽ được thổi thành hình tròn rời đưa trở lại lò nung tiếp.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 7

Sau khi nung lần 2, thủy tinh mới chính thức được những người thợ có kinh nghiệm thổi và ép tạo hình

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 8

Do nhiệt độ của thủy tinh lúc này rất nóng nên người thổi phải sử dụng một ống thổi khá dài (thông thường phải gần 2m)

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 9

Khuôn tạo hình cho thủy tinh.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 10

"Làm nguội thủy tinh là công đoạn khá quan trọng, vì nếu làm nguội không đều, thủy tinh thành phẩm sẽ kém chất lượng và dễ vỡ" - anh Thành, một thợ thủy tinh lâu năm cho biết.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 11

Ngoài ra còn có khá nhiều cách tạo hình khác cho thủy tinh nhưng đa phần đều phải sử dụng nhiệt độ cao.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 12

Hiện nay, hạn chế lớn nhất của thủy tinh Việt Nam là ít mẫu mã.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 13

Phun cát tạo hoa văn cho thủy tinh.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 14

Đây là một nghề đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 15

Phút nghỉ ngơi của một thợ thổi thủy tinh

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 16

Khó khăn nhất trong nghề này là thường xuyên phải làm trong môi trường có nhiệt độ cực cao.

Nhọc nhằn giữ nghề thổi thủy tinh - ảnh 17

Những người thợ đang cố níu giữ nghề truyền thống này đã phải đổ rất nhiều mồ hôi và công sức để biến những hạt cát vô tri thành một sản phẩm đẹp đến với tay người tiêu dùng.


Xuân Phú

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !