"Nhiều người sợ Tết vì vất vả, tốn kém"
"Nhiều người sợ Tết vì vất vả, tốn kém"
Đón Tết cổ truyền âm lịch, lỡ cơ hội phát triển đất nước?
Gộp Tết âm-dương lịch như trộn nước với lửa?
Anh Vũ Văn Phí, giám đốc điều hành, Công ty TNHH Tín Hồng (Bình Dương) kể, năm ngoái trong dịp Tết nguyên đán, doanh nghiệp chúng tôi vẫn đều đặn nhận được các bức thư điện của những khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có những bức điện khách hàng yêu cầu chúng tôi phải phúc đáp ngay. Vậy là vừa nghỉ Tết cùng gia đình tôi phải thường xuyên liên lạc với những nhân viên của mình để giải quyết công việc cho kịp thời, theo yêu cầu của đối tác.
Hoa đào đặc trưng của ngày Tết |
Vị giám đốc điều hành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài này nói: "Với những doanh nghiệp nhỏ thì không vấn đề gì, chứ những doanh nghiệp lớn thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoài, hay như doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài như doanh nghiệp tôi. Có lẽ, họ cũng thường xuyên bận rộn như chúng tôi vào dịp Tết nguyên đán".
"Gộp 2 kỳ nghỉ Tết sẽ có lợi, sản xuất lao động nhiều hơn, giảm bớt tệ nạn tiêu cực thông qua các hình thức quà Tết, lì xì", ông nói.
Mâm cỗ cúng ngày Tết của người Việt |
Anh Nguyễn Đức Dũng đang làm việc tại Công ty Thành Long, Hà Nội cho rằng: quy luật, năm cũ đi qua, năm mới lại đến là chuyện bình thường, người phương tây có Tết dương lịch, thì chúng ta có Tết nguyên đán. Trong khi chúng ta, đang tôn vinh, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống, thì hà cớ gì chúng ta lại đi ăn Tết tây?
Văn hoá "Tết tây" đang được một số giới trẻ ưa chuộng |
Dù khẳng định không nên cho nghỉ gộp Tết Nguyên đán với Tết dương lịch. Bởi Tết âm là truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm, là nét đẹp văn hóa, gắn kết mọi gia đình làng xóm với nhau. Nhưng anh Dũng cũng không giấu nỗi lo "Tôi cũng như nhiều người lớn, nhiều lúc sợ tết vì vất vả, vì tốn tiền”.
Ông Đỗ Vân, phó giám đốc một doanh nghiệp truyền thông đóng trên phố Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội nói: những năm trở lại đây, vào những dịp Tết dương lịch người dân chúng ta đón “Tết tây” không thua kém Tết nguyên đán, cũng có rượu bia nâng ly chúc mừng năm mới, thậm chí nhiều cơ quan được nghỉ không thua kém gì Tết ta, như vậy tại sao ta không ăn tết hội nhập.
“Trong xu hướng toàn cầu hóa, muốn theo kịp các nước đang phát triển, chúng ta phải phấn đấu học hỏi và mạnh dạn chắc lọc cái hay của người khác. Tôi đồng ý với việc ăn Tết theo dương lịch vì chúng ta đã quyết tâm hội nhập vào kinh tế thế giới thì cũng nên thay đổi tập quán ăn Tết” – anh nói.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu cứ đổ lỗi cho mấy ngày Tết làm tốn tiền của, phát sinh tệ nạn tiêu cực thì nên nhìn nhận lại. Bởi lẽ, tiêu cực không phải bắt nguồn từ Tết nguyên đán, mà Tết nguyên đán chỉ là cái cớ để tệ nạn này lợi dụng phát sinh. Nếu xã hội có tiêu cực mà không giải quyết được, thì nếu không dựa vào Tết nguyên đán, tệ nạn này sẽ len lỏi trá hình vào các hình thức khác.
Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, họ vẫn đón Tết nguyên đán như chúng ta, song hai nước này, không phải là nước nghèo, thậm chí họ là những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Trong khi ở thế giới nhiều nước đón “Tết tây” nền kinh tế vẫn chậm phát triển, thậm chí là đói nghèo.
Khánh Linh