Nhiều người “hoan hô” khi ngừng dạy trực tuyến với học sinh lớp 1, 2

Vừa qua, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã quyết định dừng dạy trực tuyến với học sinh lớp 1 và lớp 2. Quyết định này nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều phụ huynh không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở các tỉnh thành khác.

Chị Nguyễn Minh Hương - phụ huynh tại quận Lê Chân (Hải Phòng) cho hay: “Tôi rất đồng tình với việc ngừng dạy trực tuyến với học sinh lớp 1, lớp 2 vì nó thực sự không hiệu quả. Đó là chưa kể không phải gia đình nào cũng có máy tính cho con học trực tuyến, cho con học qua điện thoại thì sợ con bị cận thị, rồi việc học cần nền tảng internet tốt mà không phải gia đình nào cũng lắp mạng internet.

Tôi còn biết có những phụ huynh chưa bao giờ sử dụng máy tính, phải nhờ hàng xóm đăng nhập cho con vào lớp học online mỗi tối nhưng thỉnh thoảng tài khoản lại bị đẩy ra ngoài, thế là cả bố mẹ và con lơ ngơ không biết xử lý sao”.

{keywords}
Ảnh minh họa

Thừa nhận thực tế dạy học sinh lớp 1 trực tuyến là việc khó khăn, cô giáo tại trường Tiểu học Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, học trực tuyến cho lứa tuổi nhỏ là giải pháp tình thế trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh trở lại trường chắc chắn thầy cô phải dạy lại các con thì mới mong các con không hổng kiến thức.

Chúng tôi cũng nỗ lực hết sức từ việc soạn bài trước gửi cho phụ huynh nhờ bố mẹ hướng dẫn các con, rồi kéo phụ huynh cùng học với con, nhờ phụ huynh giám sát con… nhưng phải thừa nhận học sinh lớp 1 cần uốn nắn từng nét chữ, đọc từng con chữ nên dạy trực tuyến giáo viên khó uốn nắn được hết. Sau này, chắc chắn phải dạy lại”, giáo viên này cho hay.

Còn theo anh Quốc Tuấn  (có con học lớp 1 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì Sở GD&ĐT cũng nên thẳng thắn nhìn nhận việc học trực tuyến với học sinh lớp 1 liệu có hiệu quả như mong đợi không.

Thực sự học trực tuyến cùng con mỗi tối là nỗi ám ảnh của vợ chồng tôi. Tôi thấy không khác gì cưỡi ngựa xem hoa cả. Hôm thì con kêu buồn ngủ, không muốn học. Hôm thì có bạn quên chưa tắt mic thành ra lớp học là một mớ hỗn độn của các thể loại âm thanh, nghe thôi cũng đau đầu chứ nói gì đến học.

Tôi mong Hà Nội cũng có đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp như Hải Phòng để con em chúng tôi đỡ áp lực”, anh Tuấn tâm sự.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Infonet, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết học trực tuyến với lớp 1, lớp 2 không bắt buộc, chỉ cần các cơ sở giáo dục duy trì việc học hiệu quả, tránh căng thẳng. Với học sinh lớp 1 thì chỉ có yêu cầu đơn giản là làm sao các con biết đọc, biết viết.

Khi học sinh quay lại trường, các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ đánh giá lại chất lượng học tập, trên cơ sở đó giáo viên có kế hoạch dạy bù cho học sinh”, ông Tài nói.

Trước đó, ông Vũ Văn Trà - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng - cho biết, qua khảo sát thực tế nhận thấy việc học trực tuyến đối với học sinh khối lớp 1 và 2 là không hiệu quả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên Sở đã quyết định dừng việc học trực tuyến đối với hai khối học này kể từ ngày 22-2.

Cụ thể, học sinh ở khối học này còn nhỏ trong khi đa phần phụ huynh phải đi làm nên nếu để các cháu tự học sẽ tiềm ẩn nguy cơ chập cháy điện. Nhiều cháu ở vùng ngoại thành không có điều kiện, thiết bị để học trực tuyến... 

Theo ông Trà, Sở khuyến khích giáo viên gửi các câu hỏi cho phụ huynh học sinh để phụ huynh có hình thức trao đổi, dạy cho trẻ phù hợp. 

Đối với các khối lớp 3, 4, 5 của bậc tiểu học, việc học trực tuyến vẫn triển khai nhưng cũng chỉ để ôn tập bài cũ.

Học online vất vả, sao thí sinh Hà Nội còn phải thi 4 môn vào lớp 10?

Học online vất vả, sao thí sinh Hà Nội còn phải thi 4 môn vào lớp 10?

Nhiều phụ huynh thắc mắc về lý do Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định cho thí sinh thi vào lớp 10 năm nay làm 4 môn thi, thay vì 3 môn như năm trước.

Hoàng Thanh

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Nữ sinh lớp 9 bất ngờ mất tích sau ngày 8/3

Hôm nay, 13/3, ông Hà Văn Vương - Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết, một nữ sinh lớp 9 của trường đã mất tích từ sau 8/3 đến nay.

Bị đánh hội đồng bằng mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 8 phải nhập viện

Ngày 11/3, ngành chức năng huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đang làm rõ vụ nữ sinh lớp 8 trên địa bàn bị một nhóm thiếu nữ dùng nón bảo hiểm đánh dã man, phải nhập viện điều trị.

Đang cập nhật dữ liệu !