Nhiều ĐH công lập có doanh thu 'khủng' khi tiến hành tự chủ

Theo báo cáo tại Hội nghị tự chủ giáo dục đại học do Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức sáng 4/8 tại Hà Nội, hiện cả nước có 5 trường ĐH có doanh thu cao nhất trên 1.000 tỉ đồng/năm.

Cụ thể, có 2 đơn vị là trường công lập tự chủ có doanh thu cao nhất (trên 1.000 tỉ đồng/năm) gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. 3 trường còn lại đều là trường tư, gồm Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Đáng chú ý, 2 trường công kể trên đều tự chủ theo Nghị quyết số 77 (nghĩa là tự chủ sớm).

Nếu tính tốp 10 trường có tổng thu cao nhất (trong số những trường được khảo sát) thì có 5 trường ĐH tự chủ từ sớm (theo Nghị quyết số 77), 1 trường ĐH tự chủ.

Ngoài 2 trường công vừa kể trên, 4 trường còn lại có: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM.

4 trường còn lại là ĐH tư thục: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Nếu tính danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021 thì có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77.

Bộ GD-ĐT cho rằng, cơ chế thí điểm tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Các trường chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí.

{keywords}
Tự chủ đại học, nhiều trường công có doanh thu khủng (ảnh minh họa)

Các trường được thu học phí và các khoản thu khác theo mức thu mô tả trong đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, công khai lộ trình trình tăng học phí, học phí của cả khóa học, từng năm học đối với người học kèm theo các điều kiện bảo đảm chất lượng và cam kết chuẩn đầu ra trước khi thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường.

Nhờ đó mà nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, và đều có chênh lệch thu lớn hơn chi. Thu nhập của giảng viên, người lao động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước (lương, thu nhập tăng thêm và phúc lợi trung bình tăng 20,33% so với trước tự chủ; một số trường thu nhập tăng thêm đáng kể so với lương cơ bản).

Gánh nặng cho người học?

Bộ GD-ĐT cho biết các trường đã tự chủ từ sớm và nhiều trường ngoài công lập có tầm nhìn, kế hoạch và nguồn lực tài chính để đầu tư, phát triển nhà trường, nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ hội việc làm cho sinh viên.

Tuy nhiên, khi các cơ quan chủ quản cắt giảm kinh phí (cắt giảm ngay, cắt giảm có lộ trình, mức đầu tư thấp) nhiều trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành, đầu tư phát triển và giữ đội ngũ giảng viên giỏi. Vì vậy, các trường này buộc phải mở rộng quy mô tuyển sinh và tăng học phí, dẫn đến các điều kiện bảo đảm chất lượng để thực hiện đào tạo (giảng viên, cơ sở vật chất) không theo kịp.

Mặc dù số bài báo khoa học, công bố quốc tế tăng mạnh, nhưng đa phần các trường chưa có nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng. Đồng thời, nguồn thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu nguồn thu của nhà trường vẫn là nguồn học phí.

Mục đích tự chủ đại học là nâng cao chất lượng, nhưng nguồn lực lại hạn chế là khó khăn, thách thức của nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT khẳng định việc tiếp tục đầu tư tài chính từ ngân sách (thông qua chế độ chi đầu tư theo Luật Ngân sách nhà nước hoặc giao vốn theo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp), chi đầu tư từ các bộ, ngành cho lĩnh vực GDĐH mà bộ, ngành quản lý...để tự chủ không đồng nghĩa với cắt toàn bộ đầu tư nhà nước như giai đoạn thí điểm và cách hiểu của một số cá nhân.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh hoạt động tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình; thực hiện bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và người lao động trong toàn trường về các chủ trương, chính sách tự chủ đại học của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt công tác bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo; có chính sách chăm lo, bảo đảm quyền lợi của người dạy, người học.

Hoàng Thanh

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Đang cập nhật dữ liệu !