Nhiếp ảnh báo chí: Ai cũng làm nhưng chẳng mấy ai hiểu

Kể cả một số người trong nghề vẫn thường đánh đồng nhiếp ảnh báo chí với nhiếp ảnh nghệ thuật. Bản chất hai “ông” này khác nhau hoàn toàn, mặc dù cùng chụp ảnh.
Nhiếp ảnh báo chí: Ai cũng làm nhưng chẳng mấy ai hiểu - ảnh 1

Ảnh minh họa

Định nghĩa

Nhiếp ảnh Báo chí với ngay cái tên cũng có thể tự định nghĩa được. Nói theo kiểu hàn lâm thì: Nhiếp ảnh Báo chí là hình thái báo chí sử dụng công cụ nhiếp ảnh để truyền tải nội dung thông tin. Còn hiểu theo kiểu lề đường: nhiếp ảnh báo chí là ảnh đăng trên báo, thế thôi.

Nếu là ngoại đạo thì không nói, nhưng kể cả một số người trong nghề lại đánh đồng nhiếp ảnh báo chí với nhiếp ảnh nghệ thuật. Bản chất hai “ông” này khác nhau hoàn toàn, mặc dù cùng chụp ảnh. Một “ông” tường thuật sự vật, sự việc thực tế đang diễn ra một cách trung thực, khách quan. Một ông truyền tải những thông điệp, ý tưởng diễn ra trong đầu ông ý, những thứ tưởng tượng cũng được.

Tính chất

Nhiếp ảnh Báo chí không thể nằm ngoài những giá trị của Báo chí vì nó là tập con của Báo chí. Do đó, tính trung thực, tính khách quan phải được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, ảnh báo chí còn có một tính chất vô cùng quan trọng, một tính chất mang đến giá trị to lớn và cũng chính nó, làm khổ sở biết bao phóng viên ảnh, đó chính là tính minh chứng (proof and evidence). Nghĩa là: một phóng viên có thể viết hươu viết vượn, viết cái gì cũng được nhưng chưa chắc độc giả đã tin. Khi đó, nếu có các bức ảnh chứng minh, giá trị cho bài báo đó được kích thích mạnh mẽ. Tính minh chứng là vấn đề phức tạp, xin dành viết sâu hơn vào một dịp khác.

Nhiếp ảnh báo chí: Ai cũng làm nhưng chẳng mấy ai hiểu - ảnh 2

Ảnh minh họa

Nhiếp ảnh báo chí và Nhiếp ảnh tư liệu

Đây là chủ đề mà nhiều phóng viên bên Mỹ thi thoảng lôi ra tranh luận. Có một số tư tưởng khác nhau, tỷ như: Photojournalism (Nhiếp ảnh báo chí) mang tính chất ngắn hạn, trực diện, khách quan, không cần cảm xúc. Documentary Photography (Nhiếp ảnh tư liệu) lại mang tính dài hạn, giàu cảm xúc. Hoặc như, sau khi đăng báo, qua đi tính thời sự thì “ảnh báo chí” sẽ trở thành “ảnh tư liệu”.

Không phải thế. Bản chất Photojournalism (Nhiếp ảnh Báo chí) đã có chữ Journalism (Báo chí) trong đó, đương nhiên, những bức ảnh xuất hiện trên báo có thể coi là Photojournalism rồi. Documentary Photography có thể vẫn là những bức ảnh đó, những bộ ảnh đó, nhưng không đăng báo, hoặc không nhất thiết phải đăng báo.

Hoặc hiểu như thế này, một nhiếp ảnh gia, làm một bộ phóng sự ảnh về con mèo nuôi trong nhà, làm cả năm cũng được, làm từ lúc mang mèo về cho đến lúc mèo lăn ra chết cũng được. Đó là Documentary Photography những không thể là Photojournalism vì chả có tờ báo nào đi đăng bộ ảnh đấy.

Hoặc có nhiếp ảnh gia làm đề tài Documentary Photography về Nạn nhân chiến tranh. Nó mãi mãi là Documentary Photography cho đến khi bộ ảnh đăng báo, trở thành Photo Essay hoặc Photo Story hoặc Photo Collection của Photojournalism.

Thêm vào đó, Documentary Photography thường được hiểu dưới dạng ảnh bộ, có chủ đề và trình tự đàng hoàng. Một phóng viên đi chụp người bán xăng đang thay bảng giá thì khó có thể coi là Documentary Photography được.

Dương Quốc Bình

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !