Nhặt rác ở Hồ Gươm - chuyện của những “dã tràng xe cát”

Cứ đều đặn vào 8 giờ sáng Chủ nhật hàng tuần, những ai có mặt ở Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) lại thấy một nhóm người cả già lẫn trẻ, với túi giấy và kẹp đang cặm cụi nhặt từng mẩu thuốc lá, chai nước bị vứt lung tung dưới đất.

Từ một doanh nhân Nhật Bản yêu môi trường

Hoạt động này được hình thành từ năm 2012 bởi một doanh nhân Nhật Bản, tên ông là Tohru Ninomiya – tổng giám đốc công ty TNHH Ishigaki tại Hà Nội. Bắt đầu từ sự thắc mắc trước những hành động thản nhiên xả rác ngay dưới chân mình mà ông cho là vô cùng “kỳ lạ” của những người sống xung quanh, vị doanh nhân này đã suy nghĩ cần phải thực sự cần phải làm một điều gì đó.

Ông Ninomiya đang đi nhặt rác cùng các bạn trẻ thủ đô

“Tôi không có ý định gì to tát. Chỉ là tôi sống ở Việt Nam nên muốn là chút gì đó cho Việt Nam thôi. Thực ra tôi chỉ nhặt được 30 phút vào sáng Chủ nhật, nhưng tôi nghĩ nếu mình làm công việc này ở Hồ Gươm thì sẽ giúp mọi người nhận ra nhiều điều”, ông Ninomiya cho biết.

Đều đặn mỗi 8 giờ sáng Chủ nhật hàng tuần, ngày nắng cũng như ngày mưa, mọi người lại thấy hình ảnh một người đàn ông Nhật Bản dong dỏng cao với túi và kẹp đi nhặt rác ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Ban đầu là một mình ông, rồi sau đó là những người đồng nghiệp và sau này là cả những người mà trước đấy ông không hề quen. Tất cả cùng xắn tay với Ninomiya trong công cuộc góp phần làm sạch đẹp bờ Hồ.

Từ người già cho tới trẻ nhà, từ những bác hơn 70 cho đến những cô cậu bé chỉ 5, 6 tuổi được bố mẹ cho đi cùng, thay vì có thể “ngủ nướng” thêm một chút trong ngày cuối tuần thì đã dậy sớm để nhặt rác. Bác Nguyễn Minh Phương (59 tuổi) - tiến sĩ khí tượng, nguyên cán bộ của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, một thành viên tích cực của nhóm làm sạch đẹp Hồ Gươm – chia sẻ:

“Từ tháng 10/2012, các bác đã cùng với bác Ninomiya tham gia vào việc nhặt rác quanh bờ Hồ vừa làm vệ sinh môi trường vừa nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung, cho rác vào thùng giúp thủ đô mình càng sạch đẹp. Đây là một công việc bác thấy đáng phải suy nghĩ. Tại sao lại để cho người nước ngoài thấy cần phải làm việc gì đó cho nước mình nhiều hơn ngoài việc chuyên môn của họ. Trước đây bác tham gia vào công tác vệ sinh môi trường ở nơi mình ở, nơi bác làm việc nhưng bây giờ bác thấy cần tích cực hơn chứ không để người nước ngoài đến đây lại yêu cả Hà Nội, yêu cả Việt Nam hơn mình, người ta còn phải làm việc cho đất nước mình hơn là chính mình. Họ làm tự nguyện, không được ai trả tiền, không được ai khen ngợi, nhiều người thậm chí coi họ là những kẻ rỗi hơi nhưng họ rất cần cù, rủ nhau rồi kêu gọi các bạn trẻ Việt Nam làm trong doanh nghiệp Nhật Bản, các bạn học khối tiếng Nhật cùng tham gia với họ”.

Những “dã tràng xe cát biển Đông”

Hoạt động đã được hơn 5 năm kể từ ngày khởi xướng nhưng cho đến nay vẫn được duy trì đều đặn vào mỗi sáng Chủ nhật hàng tuần. Và giờ đây không chỉ còn là khu vực Hồ Gươm mà tầm hoạt động của nhóm đã được lan rộng hơn đến những khu vực khác như hồ Thiền Quang, công viên Thủ Lệ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Điểm mấu chốt cho thành công của nhóm chính là sự kiên trì và bển bỉ, không ngại khó hay vất vả. Suốt 5 năm từ 2012 đến nay, tất cả những Chủ nhật dù mưa nắng hay bão hay là nước ngập nhưng mọi người đều tham gia. Không cần đăng ký, không cần khai báo gì phức tạp, những ai đến đều được phát kẹp, túi và găng tay để tiến hành nhặt rác. Những túi rác sẽ được chuyển cho bác Trần Thị Nậm – một người nhặt rác ở Hồ Gươm từng nổi tiếng vì vạch mặt những “tăm tặc” chuyên lừa đảo khách du lịch và bác đã nhiều lần bị dọa đánh vì hành động này – để giúp đỡ bác gom lại.

Kẹp, găng tay và túi giấy được phát miễn phí cho những ai tham gia hoạt động

Thời điểm ban đầu, khi những người Việt Nam như bác Phương tham gia vào hoạt động vốn do những người Nhật Bản khởi xướng này đã phải nhận những cái nhìn ái ngại từ những doanh nhân đến từ xứ sở mặt trời mọc. Họ cho rằng khi mấy năm nữa ông Ninomiya hết công việc ở Việt Nam và trở lại Nhật Bản thì phong trào lúc bấy giờ sẽ như thế nào. Tuy nhiên, theo thời gian, những người Việt Nam trong nhóm đã chứng minh rằng người Việt sẽ có trách nhiệm làm sạch cho chính đất nước mình bằng những hành động rất cụ thể.

Ngoài ra lại có những người cho rằng nhóm đang làm những công việc như vô ích vì môi trường sẽ chẳng thể nào sạch sẽ thoáng đãng hơn sau mỗi lần nhặt rác như vậy. Thế nhưng, bỏ qua những đàm tiếu, những thành viên trong nhóm vẫn kiên trì làm công việc của mình. Trên trang facebook của nhóm có tên “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya”, thành quả và công việc mỗi tuần đều được cập nhật một cách đầy đủ.

Hoạt động thu hút được từ những người đã có tuổi…

… cho đến các em thiếu nhi

Anh Ngô Quang Hùng, một thành viên của nhóm, chia sẻ:

“Đầu tiên trong xã hội cũng có những người nhìn nhận công việc của bọn mình là rỗi hơi, là ‘vác tù và hàng tổng’ hay ‘dã tràng xe cát’. Nhưng dần dần người ta cũng ý thức được những công việc như thế này rất có ích và đáng hoan nghênh. Những vấn đề này phải rất kiên trì, đã bắt đầu thì đừng bỏ cuộc vì đó là cuộc sống của mình. Rồi mình vận động nhau trồng cây xanh, rồi giảm đi xe máy và tăng cường đi phương tiện công cộng. Đó cũng là biện pháp để bảo vệ môi trường. Không phải chỉ thành từng đợt mà phải thường xuyên”.

Mong muốn truyền tải ý thức đến thế hệ trẻ

Hoạt động của nhóm đã diễn ra được một thời gian và thu hút được rất nhiều các bạn trẻ như các bạn sinh viên tình nguyện từ các trường đại học, các bạn học sinh hay thậm chí chỉ là những em nhỏ đi cùng bố mẹ. Tuy nhiên, bác Phương cũng như những thành viên lớn tuổi trong nhóm muốn thật nhiều những bạn thanh niên tham gia hơn nữa vì một thủ đô xanh.

Cả những người du khách nước ngoài sống gần Hồ Gươm cũng tham gia

Trước tiên phải là từ những ý thức và hành vi nhỏ nhất như cho rác vào thùng. Tiếp theo đó là những vận động ở trong các tổ chức đoàn thể thanh niên về vấn đề môi trường. Quả thực, đây là một vấn đề khó khi còn nhiều bạn thờ ơ, vô ý thức hoặc đôi khi chỉ vì quá lười mà vô tình xâm hại đến môi trường tự nhiên.

“Các bác người cao tuổi nói chung cũng ý thức được nhiều, nhưng thanh niên còn rất ít thời gian sống và sinh hoạt tại nhà. Các bạn ấy còn phải đến nhà trường rồi bạn bè,… nhưng cũng phải vận động họ. Mình cũng không thể nào mong họ tham gia nhiều vì bây giờ họ còn có nhiều vấn đề và họ tham gia ở những nơi mà họ sinh hoạt”, bác Phương bày tỏ thêm.

Trong hơn 5 năm qua, “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya” vẫn đều đặn hoạt động như một nét đẹp dung dị giữa lòng Hà Nội. Những “người vác tù và hàng tổng” vẫn đang kiên định với mục tiêu truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tới mỗi người dân thủ đô. Thậm chí, một bức ảnh chụp doanh nhân Ninomiya đang mặc áo mưa nhặt rác bên một hàng liễu ở bờ Hồ đã đạt giải nhất cuộc thi ảnh “Vì môi trường xanh năm 2013”. Đó như là một thành quả, một sự ghi nhận xứng đáng cho công sức và tình yêu của vị doanh nhân đến từ Nhật Bản và những người cộng sự của ông.

Rác sẽ được thu gom lại vào từng túi giấy

Chặng đường phía trước còn rất nhiều gian nan, vấn đề môi trường sẽ không thể ngày một ngày hai để có thể giải quyết. Tuy nhiên, người viết tin rằng không có một cố gắng nào là vô ích. Những tư tưởng về một thông điệp tử tế bằng cách nào đó chắc chắn sẽ luôn chạm tới được suy nghĩ của nhiều người.

Nguyễn Hồng Phú

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !