Nhật Bản ngày càng tụt hậu trong "sáng tạo công nghệ"
Nhật Bản đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực cải tiến công nghệ với Trung Quốc và Hàn Quốc |
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Nhật Bản đang phải hứng chịu cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng. Trong đó, nhiều công ty công nghệ điển hình là các ông lớn như tập đoàn Panasonic, Sharp, NEC và Olympus đang tiến hành hàng loạt kế hoạch sa thải công nhân quy mô lớn, nhằm cứu vãn tình hình kinh doanh.
Trước đây, các công ty Nhật Bản vốn nổi tiếng với hệ thống công việc cả đời (entire life employment). Do đó, nhiều người dân Nhật Bản từ các thế hệ cha ông chỉ làm việc cho một công ty duy nhất song do ảnh hưởng của nền kinh tế ngày càng bị thắt chặt, truyền thông trên đang dần bị gạt sang một bên.
Hàng loạt kế hoạch cắt giảm nhân công
Trong những tháng gần đây, nhiều công ty Nhật Bản đã tuyên bố kế hoạch cắt giảm nhân công. Trong đó , 3 ông lớn trong ngành công nghệ thông tin gồm Sony, Panasonic và Sharp sẽ sa thải khoảng 50.000 nhân viên trong thời gian tới.
Tập đoàn công nghệ Panasonic được thành lập năm 1918 và luôn là nhà tuyển dụng lớn nhất tại Nhật Bản với 330.000 nhân viên, đã buộc phải tuyên bố cắt giảm khoảng 10.000 nhân công cho tới tháng 3/2013.
Trong 5 năm trở lại đây, Panasonic đã phải hứng chịu 4 năm liền sụt giảm doanh thu. Chính tình hình kinh doanh ảm đạm của mặt hàng điện thoại di động, tấm pin năng lượng Mặt trời, pin lithium đã khiến Panasonic mất 10 tỷ USD trong hoạt động kinh doanh cả năm 2012. Theo giám đốc điều hành tập đoàn Panasonic - Hideaki Kawai, khả năng Panasonic sẽ phải bán một số đơn vị kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu thu khoản lợi nhuận 2,52 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới.
Tập đoàn Panasonic thâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ năm 1987 với hơn 40 mặt hàng kinh doanh bao gồm nồi cơm điện, tivi plasma và dòng sản phẩm bán dẫn. Tuy nhiên, do thất thu tới 9,47 tỷ USD trong năm 2011, công ty này buộc phải cho đóng cửa nhà máy trưng bày Thượng Hải và chuyển hoạt động kinh doanh về Nhật Bản.
Trong khi đó, Sharp – công ty công nghệ Nhật Bản với tuổi đời 100 năm. sẽ phải thực hiện tái cơ cấu để đưa công ty quay trở lại guồng kinh doanh và thu lợi nhuận vào năm 2014. Theo đó, tới tháng 3/2014, Sharp sẽ phải cắt giảm hơn 10.000 việc làm so với mức 57.170 nhân công hiện nay.
Hồi năm ngoái, Sharp đã thất thu 4,7 tỷ USD. Công ty cho biết sẽ bán hoặc đóng cửa nhiều lĩnh vực kinh doanh của mình gồm các nhà máy sản xuất tại nước ngoài. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường kinh doanh lớn nhất tại nước ngoài của Sharp với 6 nhà máy sản xuất cùng 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm với 9.000 nhân công. Năm 2010, toàn chi nhánh tại Trung Quốc của Sharp đã đạt được doanh thu 70 tỷ Nhân dân tệ (11 tỷ USD).
Không chỉ Panasonic và Sharp, Sony cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy thoái kinh tế. Năm 2011, Sony đã thất thu 5,7 tỷ USD do đó, ngay trong đầu năm nay, công ty đã phải sa thải 10.000 nhân viên. Sony cũng đã phải chịu thất thu doanh số trong 7 năm liên tiếp trong lĩnh vực kinh doanh tivi bởi công ty này đang phải cạnh tranh mãnh mẽ với các hãng tivi của Hàn Quốc và Trung Quốc – những quốc gia đang có tốc độ phát triển công nghệ vượt trội.
Phản ứng dây chuyền
Một lý do khác dẫn tới tình trạng thất thu của các công ty công nghệ Nhật Bản là do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến tốc độ chi tiêu của khách hàng sụt giảm mạnh. So với giới doanh nghiệp Nhật Bản truyền thống, các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc có những chính sách năng động hơn và phản ứng nhanh trước xu thế tiêu dùng trên thị trường. Họ có thể sản xuất những mặt hàng giống như Nhật Bản bao gồm tivi màn hình phẳng và điện thoại thông minh nhưng lại bán với giá rẻ hơn và thậm chí cài đặt nhiều chức năng hơn.
Điển hình, trong khi các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc cho ra mắt sản phẩm tivi 3D vào hồi năm ngoái, thì các công ty của Nhật Bản vẫn chưa ứng dụng công nghệ tiên tiến này cho sản phẩm của mình.
Theo nhận định của giáo sư công nghiệp - Liang Zhenpeng, các công ty của Nhật Bản đang dần bị những ông lớn trong ngành công nghệ thông tin như Apple, soái ngôi vị hàng đầu trong lĩnh vực cải tiến công nghệ.
Kết quả nghiên cứu từ công ty NPD DisplaySearch của Mỹ cho thấy thị trường kinh doanh tivi thông minh của Trung Quốc sẽ tăng từ 50 triệu USD lên 1,38 tỷ USD vào năm 2016.