Nhân viên y tế tự cắt lìa chân do mắc “quái bệnh”
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Trưởng Phòng Kế hoach- Tổng hợp Bệnh biện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, tình hình sức khoẻ của P.D.K. đã ổn, tỉnh táo, tiếp xúc bình thường, mỏm cụt ở đùi trái đã khô… Dự kiến thứ 6 tuần này, bệnh nhân sẽ được chuyển qua Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ tiếp tục điều trị và vẫn từ chối việc nối lại khớp
Trước đó, lúc 19h50 ngày 10/11, Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Cái Răng nhận được tin báo của chị P.T.C. (53 tuổi, là hộ lý của Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng) về việc anh K. bị tháo khớp chân trái từ đầu gối xuống bàn chân, chưa rõ nguyên nhân.
Qua xác minh của công an, vào lúc 17h cùng ngày, K. đợi các đồng nghiệp trong khoa đi làm về hết, tự chốt cửa phòng rồi đi tắm sạch sẽ, ngồi trên bồn cầu trong nhà vệ sinh và dùng các sợi dây thun do mình chuẩn bị sẵn, buộc phần chân trái phía trên khớp gối lại rồi dùng dao sắc nhọn Doctor 100 (loại dùng trong y tế) cắt phần thịt tại khớp gối của mình và tháo rời phần chân trái từ đầu gối trở xuống.
Sau khi làm xong, K. dùng băng gạc bó phần chân phía trên lại và rửa sạch phần chân trái phía dưới đã tháo rời ra, dùng tay nặn hết phần máu bên trong để không còn sử dụng được, sau đó tìm cách tạo dựng hiện trường giả một vụ tai nạn giao thông.
Trong quá trình điều tra, K. thừa nhận mình bị mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể-BIID (có biểu hiện giống như bị ngáo đá), một trong những “quái bệnh” trong y học.
Bản thân K. đã phát hiện căn bệnh này từ nhỏ nhưng không nói cho ai biết. Đến khi vào học tại một Trường Cao đẳng Y tế thì K. tự tìm hiểu về căn bệnh của mình thông qua mạng để tìm cách chữa trị nhưng bất thành.
BS CKII. Lâm Hiếu Minh – Chuyên khoa Tâm thần, phòng khám Chăm sóc giảm nhẹ – Tâm lý, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM cho biết, rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể BIID (Body integrity identity disorder) là bệnh lý mà bệnh nhân có suy nghĩ cưỡng bức là một hay nhiều chi trên cơ thể không thuộc về mình, đau khổ thường trực với ý nghĩ đó và tìm cách để tự cắt bỏ chi.
Đây là bệnh tâm thần hiếm gặp, trên thế giới cũng đã ghi nhận vài trường hợp, người bệnh có thể tự làm tổn thương để bác sĩ cắt cụt chi cho mình. Người bệnh sẽ tự làm tổn thương, hủy hoại chi của mình sau đó đến cơ sở y tế nhờ bác sĩ can thiệp và vẫn cảm thấy đau đớn khi tự gây tổn thương
BS Lâm Hiểu Minh cho biết, người mắc chứng bệnh này có thể tiếp tục lặp lại hành động gây tổn thương tiếp theo. Đây là bệnh tâm thần hiếm gặp, cần phải được khám và tư vấn tại phòng khám có bác sĩ chuyên khoa tâm thần