Nhà phát minh máy thở người gốc Việt đưa khẩu trang kháng Covid-19 về Việt Nam

Sau những dòng máy thở chuyên dụng cho bệnh viện ở hơn 20 quốc gia trên thế giới, nhà phát minh người Nhật gốc Việt, ông Trần Ngọc Phúc vừa cho ra đời khẩu trang công nghệ lọc khí hai chiều lần đầu tiên tại Việt Nam.

Metran Japan - công ty Nhật Bản có hơn 35 năm kinh nghiệm sản xuất các thiết bị y tế đặc biệt về hô hấp - công bố đã phát triển thành công khẩu trang thông minh O-Pro. 

Metran được thành lập bởi ông Trần Ngọc Phúc, từ lâu được biết đến là chuyên gia người Nhật gốc Việt đã phát minh ra máy trợ thở MV20 cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện đang được sử dụng tại 8 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Ông Phúc cũng là cha đẻ của máy trợ thở cho trẻ sinh non thiếu tháng Hummingbird (HFO) đang được ứng dụng trên 20 quốc gia. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh chóng, tỉ lệ tái nhiễm và những di chứng hậu nhiễm bệnh đáng lo ngại, việc “sống chung” dài hạn với những thiết bị bảo vệ như khẩu trang trở nên thiết yếu đối với sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, sự suy giảm mạnh về chất lượng không khí cũng đã khiến khẩu trang trở thành một sản phẩm hữu dụng cho con người, thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất thiết bị y tế khắp thế giới.

Tuy nhiên các loại khẩu trang hiện nay gây hạn chế về khả năng hô hấp khi hoạt động mạnh cũng như giảm tính thẩm mỹ trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. 

{keywords}
Khẩu trang O-Pro đã chính thức có mặt tại Việt Nam. 

Bác sĩ Tôn Thanh Tùng, Phó Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu (C1-3), Bệnh viện Quân Y 175 đánh giá: “Trung bình một ngày nhân viên y tế tuyến đầu tiếp xúc khoảng 4-5 tiếng với bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus. Mặc các bộ đồ bảo hộ PPE có khả năng chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, tuy nhiên rất nóng bức và khó chịu. Bên cạnh đó, không phải bệnh viện nào cũng có thể trang bị đầy đủ và thường xuyên các loại khẩu trang cao cấp nhất hiện nay như N95 hay bộ đồ bảo hộ PPE.”

O-Pro nằm trong dự án “Khẩu trang không khí của tương lai”, được ông Phúc cùng các cộng sự dành nhiều tâm huyết để sáng tạo ra trong hơn một năm qua. Chiếc khẩu trang công nghệ có thể sử dụng một cách thoải mái khi trời nóng bức, không gây ngạt thở, thuận tiện cho hoạt động trao đổi khí diễn ra trong phổi cũng như đảm bảo tính thời trang. 

Được tích hợp với bộ lọc HEPA H-13 và đèn xúc tác quang học kháng khuẩn, O-Pro được Hiệp hội kĩ thuật an toàn công nghiệp Nhật Bản (Technology Institution of Industrial Safety) kiểm nghiệm có khả năng lọc đến 99.9% bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2.5 micron (PM 2.5), vi khuẩn, vi rút, và các hạt có hại có trong không khí.

Với hệ thống lọc khí hai chiều khép kín an toàn tối ưu, O-Pro có ba mức độ điều chỉnh có thể cung cấp được hơn 100 lít khí mỗi phút và thời gian sử dụng lên đến 10 tiếng mỗi lần. 

Mặt nạ của khẩu trang O-Pro cũng được làm từ chất liệu silicon y tế, an toàn cho da và giúp người sử dụng giao tiếp hay chia sẻ cảm xúc dễ dàng dù đang đeo khẩu trang. 

“Ban đầu chúng tôi dự tính ra mắt sản phẩm ở thị trường EU và Mỹ, nhưng là người Việt Nam, tôi muốn ưu tiên phục vụ quê hương đất nước đầu tiên”,nhà phát minh Trần Ngọc Phúc cho biết. 

Ông chia sẻ rằng Metran dự kiến cung cấp thiết bị phục vụ cho người dân và bác sĩ tuyến đầu trong giai đoạn đỉnh dịch vừa qua nhưng sản phẩm ra mắt chậm hơn so với dự kiến bởi các khó khăn về hoạt động cung ứng linh kiện.

“Tuy nhiên đây là vấn đề của tương lai cần giải quyết không chỉ trong thời đại dịch Covid-19 mà còn nhiều vấn đề khác về không khí và các tác nhân gây ảnh hưởng đến phổi của con người”, nhà phát minh khẳng định. 

{keywords}
Ông Trần Ngọc Phúc, tác giả của phát minh khẩu trang O-Pro.

Chính thức ra mắt tại Việt Nam,O-Pro hiện đang được phân phối qua các đối tác B2B và tiếp nhận đặt hàng trực tuyến.

Dòng khẩu trang O-Pro Prime đã ra mắt trên thị trường Việt Nam thích hợp cho các trường hợp như dùng trên máy bay, bệnh viện hay các môi trường có nguy cơ lây nhiễm hoặc ô nhiễm. Trong tương lai, ông Trần Ngọc Phúc muốn đưa phiên bản tiếp theo đến các ngành sâu hơn. O-Pro Ultra đi kèm theo trang bị PPE che chắn phần đầu và mặt giúp bảo vệ toàn diện, thích hợp cho các nhà máy, hầm mỏ nhiều khí độc, môi trường bệnh viện nơi có nhiều bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp và bệnh lây nhiễm qua không khí. 

Được biết, Công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc được thành lập từ năm 1984, là Công ty sản xuất thiết bị y tế chuyên nghiệp về hô hấp đã phát triển và thương mại hóa thành công máy thở cơ học cho trẻ sơ sinh HFO (Dao động tần số cao) kiểu piston đầu tiên trên thế giới cũng như máy thở “Hummingbird” trên 20 quốc gia.

Ngoài ra, Metran còn sáng chế ra các thiết bị chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp khác như: MV20 hiện sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại 8 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam); máy JPAP dành cho các bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ; máy thở cho bệnh nhân COPD để giúp những người đang gặp khó khăn về hô hấp hoặc đối mặt với các tình huống khẩn cấp về thở.

Tuân Nguyễn

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.