Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ trẻ
Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người bị buồng trứng đa nang. Trên thực tế căn bệnh này được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.
Kết hôn đã ba năm nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thanh M. (29 tuổi, quê Kiến Xương, Thái Bình) vẫn chưa có con. Nguyên nhân là do chị M. bị buồng trứng đa nang. Theo các bác sĩ chuyên khoa vô sinh, hiếm muốn thì buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.
Chị M. cho biết từ ngày dậy thì kinh nguyệt của chị rất thất thường. Chị M. chủ quan vì mẹ chị từng nói trước đây bà cũng bị kinh nguyệt không đều và vẫn sinh 3 đứa con, không ảnh hưởng gì.
Khi lập gia đình, chị M. không sử dụng biện pháp kế hoạch nào nhưng 1 năm không có thai nên hai vợ chồng chị M. đi khám. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán chị bị buồng trứng đa nang. Chị M. rất khó mang thai tự nhiên. Lời bác sĩ giống như sét đánh ngang tai đối với cả hai vợ chồng, đặc biệt đối với chị M. Tinh thần chị sa sút trầm trọng.
Theo TS BS Lê Minh Châu - nguyên Phó trưởng Khoa Khám bệnh, BV Phụ sản T.Ư, hiện đang là trưởng khoa Sản – Phụ khoa tại Bệnh viện An Việt cho biết buồng trứng đa nang là bệnh liên quan đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mang thai mà còn gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khác ở phụ nữ.
Mặc dù nguyên nhân của buồng trứng đa nang chưa được tìm ra nhưng buồng trứng đa nang có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này bao gồm kháng insulin, tăng mức độ hormone nam androgen và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
TS Châu khám cho người bệnh. |
Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan khác như:
Di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc hội chứng này thì nên hết sức chú ý.
Dư thừa Insulin gia tăng sản xuất androgen
Chế độ ăn: Chế độ ăn giàu tinh bột cũng có thể là nguyên nhân của bệnh.
TS Châu cho biết chị em phụ nữ có thể nhận biết được 3 dấu hiệu cơ năng của hội chứng buồng trứng đa nang:
Thứ nhất, kinh nguyệt thưa hay không có kinh (rối loạn phóng noãn). Được gọi là kinh thưa khi số lần hành kinh trong một năm < 8 lần, hay chu kỳ > 35 ngày. Vô kinh tức là không có kinh từ > 6 tháng và cần phải sử dụng thuốc mới có kinh được. Khoảng gần 80% bệnh nhân BTĐN có biểu hiện này, nghĩa là hơn 20% còn lại hành kinh đều bình thường.
Khi có các dấu hiệu trên, chị em phụ nữ nên đi khám tại các chuyên khoa sản, hiếm muộn. Các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và thăm dò như xét nghiệm nội tiết sinh sản: Tỷ lệ LH/FSH lớn hơn hoặc bằng 2,5. AMH (Dự trữ buồng trứng) tăng cao so với trị số tham chiếu.
Ngoài ra, qua siêu âm nếu trên hình ảnh có nhiều nang nhỏ xếp thành hình như chuỗi ngọc trai ở buồng trứng.
Ảnh hưởng của buồng trứng đa nang, TS Châu cho biết khi bị buồng trứng đa nang nó có ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống của cơ thể không chỉ hệ thống sinh sản. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, kháng Insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang cũng có xu hướng bị tăng sinh nội mạc tử cung dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.
Phương pháp điều trị: Có các phương pháp điều trị khác nhau tuỳ vào từng trường hợp. Mỗi trường hợp tuỳ thuộc vào triệu chứng bệnh, các vấn đề sức khoẻ khác liên quan và mong muốn có thai hay không của người phụ nữ. Về chỉ định điều trị, sẽ được quyết định sau khi bác sĩ chuyên khoa thăm khám và trao đổi trực tiếp với người bệnh.
K.Chi